Lan rừng Việt Nam – Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học – p2

lan rừng Việt Nam

Giới thiệu nguồn gốc và đặc điểm thực vật lan rừng Việt Nam.

Xem thêm:

3. Nguồn gốc và phân bố của các giống lan

Họ Orchidaceae phân bổ rộng khắp thế giới, gần như có thể có mặt trong mọi môi trường sống, ngoại trừ các sa mạc và sông băng. Phần lớn các loài được tìm thấy trong khu vực nhiệt đới, chủ yếu là châu Á, Nam Mỹ và Trung Mỹ. Chúng cũng được tìm thấy tại các vĩ độ cao hơn vòng Bắc cực, ở miền nam Patagonia và thậm chí trên đảo Macquarie, gần với châu Nam Cực.

Danh sách dưới đây liệt kê gần đúng sự phân bổ của họ này:

– Nhiệt đới châu Mỹ: 250 – 270 chi.

– Nhiệt đới châu Á: 260 – 300 chi.

– Nhiệt đới châu Phi: 230 – 270 chi.

– Châu Đại Dương: 50 – 70 chi.

– Châu Âu và ôn đới châu Á: 40 – 60 chi.

– Bắc Mỹ: 20 – 25 chi.

– Hiện nay lan rừng Việt Nam tập trung vào 3 vùng chính sau đây;

  • Miền Đông Nam Bộ: Lan rừng Việt Nam gồm có lan Quế, Đuôi Cáo, Ngọc Điểm.
  • Cao nguyên dưới 1.000m: Lan rừng Việt Nam gồm có Thủy Tiên, Long Tu, Kim Điệp, Ý Thảo, Giả Hạc, Huyết Nhung, Nhất điểm hồng…
  • Cao nguyên trên 1.000m: Lan rừng Việt Nam gồm có Hoàng Lan, Hồng Lan, Hồng hoàng, Tuyết ngọc…

– Các loại lan rừng Việt Nam có trữ lượng nhiều, hoa đẹp được thị trường trong nước và nước ngoài ưa chuộng:

  • Hồng lan Đà Lạt (Cymbidium insigne).
  • Hoàng lan Đà Lạt (Cymbidium iridioides).
  • Hồng hoàng Đà Lạt (C. insigne x C.iridioides).
  • Bạc lan Đà Lạt (C. eburnum var erythrostylum).
  • Tuyết ngọc (Coelogyne mooreana).
  • Kim hài (Paphiopedium villosum).
  • Vân hài (Paphiopedium callosum).
  • Huyết nhung (Renanthera ímchootiana).
  • Giả hạc (Dedrobium anosmum).
  • Kim điệp (Dedrobium capillipes).
  • Thủy tiên trắng (Dedrobium farmeri).
  • Thủy tiên vàng (Dedrobium chrysotoxum).
  • Thủy tiên mỡ gà (Dedrobium densiflorum).
  • Thủy tiên tím (Dedrobium amabile).
  • Thủy tiên cam (Dedrobium thyrsiflorum).
  • Nhất điểm hồng (Dedrobium draconis).
  • Hạc đỉnh (Phaius tankervilliae).
  • Ngọc điểm (Rhynchostylis gigantea).
  • Đuôi cáo (Aerides multiflora).
  • Lan quế (Aerides odorata).
  • Long nhãn kim điệp (Dedrobium fimbriatum).
  • Bạch vĩ hồ (Rhynchostylis retusa)…

4. Đặc điểm thực vật học của lan rừng Việt Nam.

4.1. Rễ.

– Rễ lan có 2 nhiệm vụ:

  • Hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây.
  • Giữ cho cây bám vào trên cành cây, hốc đá hay dưới đất.

– Nếu rễ quá ít, cây sẽ không đủ nước, không bám cành cây hốc đá đươc, hoa sẽ không nhiều và không đẹp. Nếu rễ không mọc được, bị thối, bị bệnh hay bi chết, cây sẽ thiếu nước, thiếu chất bổ dưỡng cây sẽ còi cọc và sẽ chết dần chết mòn.

Phân tích cho kỹ rễ chia ra làm 5 phần: lõi rễ, thân rễ, vỏ rễ, lông rễ và đầu rễ.

– Đầu rễ có nhiệm vụ hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây. Nếu vật liệu nuôi trồng khô ráo, rễ sẽ mọc dài ra để tìm nước. Trái lại lúc nào cũng có sẵn nước ở bên, rễ sẽ không mọc thêm ra. Ngay cả nhưng giống lan cần tưới nhiều như Vanda, Renanthera chẳng hạn, cũng nên đợi một vài giờ sau cho khô rễ rồi mới tưới.

– Nếu tình trạng sũng nước kéo dài ngày này qua ngày khác, rễ sẽ bị thối. Rễ bị thối không có gì để hút nước, lá cũng có thể thấm nước nhưng không đủ để nuôi cây cho nên lá bị nhăn nheo, thân, bẹ cây bị tóp lại. Chúng ta cũng đừng nhầm lẫn giữa thối rễ và tưới không đủ nước. Nếu tưới không đủ, cây sẽ bị cằn cỗi và không tăng trưởng đúng mức. Những loại lan có lá dài và mềm như Oncidium, Brassia hay Odontoglossum… khi thiếu nước lá sẽ có triệu chứng chun xếp lại.

– Rễ lan cần ẩm chứ không ướt và có không khí chuyển động quanh rễ. Nhìn vào rễ có thể biết ngay việc tưới nước và bón phân ra sao. Nếu rễ có mầu trắng, cứng và đầu rễ có mầu xanh là tốt, còn nếu tưới quá nhiều chỉ có một vài rễ tốt, số còn lại mềm nhũn và có mầu nâu.

Bón phân quá mạnh hoặc quá nhiều sẽ làm cho rễ cháy xám lại. Vì vậy nên bón phân rất loãng và thưa không nên bón bằng phân viên, phân hột vì chúng ta không thể kiểm soát được liều lượng.

– Muốn quan sát tình trạng của rễ ra sao, nhiều người dùng loại chậu nhựa trong suốt để dễ dàng quan sát.

– Đầu rễ của lan rất dễ bị tổn thương và rất dễ gãy khi chúng ở ngoài chậu.

Hầu hết rễ lan thường phải nằm yên trong chậu, nhưng theo bản năng chúng thường hướng về phía có không khí và nước nên thường mọc tràn ra miệng chậu và tiếp tục phát triển thì có thể lơ lửng hay bám vào bất kỳ bề mặt nào mà chúng chạm tới.

– Rễ không được kết cấu thường xuyên mà theo từng năm, nhú ra từ gốc một khoảng thời gian sau khi mọc chồi mới. Tương tự như thế, lá rụng sau 1 hay vài năm, do đó rễ chết tự nhiên và được thay thế bằng rễ từ chồi mới.

Rễ cây hoa lan rừng Việt Nam.
Rễ cây hoa lan rừng Việt Nam.

4.2. Thân

– Lan có 2 loại thân đa thân và đơn thân. Ở các loài lan sống phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả (giả hành) đó là bộ phận giữ trử nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây khi điều kiện gặp khô hạn khi sống bám trên cao. Củ giả hành đa dạng, hình cầu hay thuôn dài xếp sát nhau hay rải rác đều đặn hoặc hình trụ xếp chồng chất thành một thân giả, cấu tạo củ giả, gồm nhiều mô mềm chứa đầy dịch nhầy phía ngoài là lớp biểu bì, với vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ để trách sự mất nước do mặt trời hun nóng. Đa số củ giả đều xanh bóng để làm nhiệm vụ quang hợp cùng với lá.

Loại lan đơn thân (Vanda)
Loại lan đơn thân (Vanda).

Loại lan rừng Việt Nam đa thân (Dendrobium).
Loại lan rừng Việt Nam đa thân (Dendrobium).

Loại lan thân giả hành (Odontoglossum)
Loại lan thân giả hành (Odontoglossum).

4.3. Lá.

Hầu hết các loài phong lan là cây tự dưỡng, nó phát trển đầy đủ hệ thống lá,
hình dạng của lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nước đến loại lá phiến mỏng
phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung, hay chỉ gấp lại theo hình chữ
v. Màu sắc lá thường xanh bóng, nhưng có trường hợp hai mặt lá khác nhau.

Các loại lá lan rừng Việt Nam.
Các loại lá lan rừng Việt Nam.

4.4. Hoa

– Cấu trúc của một đóa hoa lan thực là độc nhất vô nhị trong số các loài thực vật có hoa. Hoa lan tiêu biểu có 3 cánh phía ngoài, 3 cánh phía trong và một trụ nhụy hoa ở giữa (gynostemium, bao gồm tiểu nhị đực – stamens, gắn liền với nhụy cái – pistil).

– Phía ngoài cùng là 3 cánh đài, trong đó một cánh đài phía trên hay phía sau của hoa gọi là lá đài lý và hai cánh đài ở 2 bên gọi là lá đài cạnh. Ba cánh đài giống nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc. Hầu hết các giống lan, lá đài có cùng kích thước và giống như cánh hoa. Tuy nhiên, trong một số giống, lá đài lý trở nên to lớn và lòe loẹt, 2 lá đài cạnh thấp ở hai bên đôi khi hợp nhất lại thành ra một, và trong những giống khác tất cả 3 lá đài hợp nhất thành kết cấu hình chuông chung quanh hoa. Trong một vài giống, các lá đài hoàn toàn lấn áp hoa thật.

– Nằm kề bên trong và xen kẽ với 3 cánh đài là 3 cánh hoa. Cánh hoa bảo vệ bao bọc nụ hoa. So với 2 cánh hoa hai bên sườn, cánh hoa phía dưới còn lại gọi là cánh môi. Cánh môi đôi khi đặc biệt to lớn khác hẳn với 2 cánh kia. Cánh môi thường sặc sỡ, viền cánh hoa dợn sóng hoặc dưới dạng một cái túi, trang hoàng với những cái mũ mào (như mào gà), những cái đuôi, cái sừng, những nốt màu, những cái lông,… Cánh môi quyết định giá trị thẩm mỹ của hoa lan. Trong một số trường hợp, cánh môi còn là một cái bẫy dụ dỗ các côn trùng giúp thụ phấn.

– Cơ quan sinh sản của hoa lan kết hợp thành một trụ đơn không giống hình dạng tiểu nhị đực/túi phấn và nhuỵ cái/nướm như các loại hoa khác. Đây là đặc điểm để nhận dạng đầu tiên của hoa lan. Ở trên đầu của trụ hoa là bao phấn bao gồm nhiều hạt phấn gọi là túi phấn. Phía dưới túi phấn là nhuỵ cái , một shallow, vách thường ẩm ướt nơi mà hạt phấn rơi vào thụ tinh. Có một bộ phận nhỏ đó là vòi nhuỵ có tác động rào cản bảo vệ ngăn chận tự thụ phấn của chính hoa này. Để ngăn chận việc tự thụ phấn, một số loài chúng có hoa đực và hoa cái riêng rẽ.

– Sau đây là hình một vài loại hoa lan với các chi tiết:

4.4.1. Cấu tạo hoa lan.

Cấu tạo hoa các loại lan.
Cấu tạo hoa các loại lan.

a. Lá đài.

Mặc dù chúng giống như cánh hoa, chúng thực sự tô điểm cho phần còn lại của nụ hoa. Thường 3 lá đài có kích thước bằng nhau.

b. Cánh hoa.

Hoa luôn luôn có 3 cánh hoa. Hai cánh “bình thường”, và cánh thứ ba trở thành một cấu trúc đặc biệt gọi là cánh môi.

c. Cánh môi hay Cánh dưới.

Cánh hoa thấp phía dưới của hoa Lan. Hoa dùng cánh này để cung cấp một “bãi đáp” dành cho những côn trùng thụ phấn.

d. Trụ nhụy.

  • Một cấu trúc giống ngón tay, đó là bộ phận sinh dục của hoa.
  • Đầu nhuỵ (nhụy cái) và phấn hoa (nhị đực) ở dưới đầu nắp bao phấn (nắp).

4.4.2. Cấu tạo nhụy và nhị của hoa lan.

Loài Diocentrum và Loài Phalaenopsis.
Loài Diocentrum và Loài Phalaenopsis.

Cấu tạo hoa lan loài Burrageara, loài Oncidium và loài Paphiopedilum
Cấu tạo hoa lan loài Burrageara, loài Oncidium và loài Paphiopedilum.

4.5. Quả lan

Sự tạo quả của hoa lan trong tự nhiên rất khó do cấu tạo đặc biệt của hoa và thường phải nhờ côn trùng. Quả lan thuộc loại quả nang, thời gian tạo quả đến khi quả chín kéo dài. Đối với Cattleya phải từ 12 đến 14 tháng, Vanda 18 tháng hoặc hơn, Cypripedium 1 năm, Dendrobium từ 9 tới 15 tháng. Khi chín quả nở ra theo 3 đến 6 đường nứt dọc mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc.

Quả lan rừng Việt Nam.
Quả lan rừng Việt Nam.

4.6. Hạt lan.

Hạt lan rất nhiều, nhỏ li ty. Hạt cấu tạo bởi một khối chưa phân hóa, trên
một mạng lưới nhỏ xốp chứa đầy không khí. Phải trải qua 2 – 18 tháng hạt mới
chín. Hạt muốn nẩy mầm trong tự nhiên phải có sự cộng sinh của nấm Phizotonia
nuôi dưỡng.