TÔN GIÁO Ở LỤC TỈNH (CHUYỆN CŨ)
Phần I: Thiên Chúa giáo
Công giáo đã có từ lâu, nhưng văn học công giáo thì chưa được thừa nhận vào lúc bấy giờ. Tuy Hàn Mạc Tử có chú trọng đến các văn kiện quốc ngữ do các tu sĩ Thiên Chúa giáo viết ra từ thế kỷ 18-19, nhưng nói chung, văn học Thiên Chúa giáo vẫn kể như bị bỏ quên, bỏ qua. Đạo Thiên Chúa hiện diện trong dân tộc này khoảng trên dưới 300 năm.
Thiên Chúa giáo, được đưa vào Việt Nam nhưng thời đó bị chính quyền đương thời cấm đoán. Các linh mục phải mặc quần áo ngụy trang, giả làm nông dân làm ruộng rẫy, giả làm người buôn bán dạo. Thậm chí nhà thờ cũng phải ngụy trang. Vì sợ quan biết nên chung quanh nhà thờ thì bổn đạo cất trại để dệt đồ tơ lụa, cùng đồ ươm kén để tằm, những xác lá dâu, phân tằm thì đổ bậy xung quanh đó (những năm dưới vương triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức).
Tuy vậy, các giáo dân vẫn bị khủng bố. Trong sắc chỉ của vua dạy làng tỉnh phải nạp số giáo dân từ 15 tuổi sắp lên, bất kể là đàn ông hay đàn bà, và thích vào hai bên màng tang (sau tai) hai chữ “tà đạo” và tên tỉnh để dễ bề quản lý. Vụ tàn sát giáo dân khủng khiếp nhất là vào năm 1861-1863 tại Bà Rịa. Đó là việc đốt trại tù giáo dân, trong trại lúc đó có khoảng 300 người, khi bị đốt chỉ có chừng trên chục người chạy thoát. Thời đó gọi là thời “cựu trào”.
Đến thời “tân trào”. Pháp chiếm được Vĩnh Long, đưa các viên quan cai trị là người Pháp, dựa vào thế lực đó, Thiên Chúa giáo mới được yên, không còn sợ bắt bớ gì nữa. Sau này quân đội Pháp giúp chúa Nguyển Gia Long đánh lại quân Tây Sơn, nên vua Gia Long giữ được ngai vàng lâu bền.
Giáo dân miền Nam cũng là lưu dân, đi khai hoang lập ấp, làm ăn buôn bán, đôi khi giầu có. Không giống như giáo dân miền Bắc, ở đó giáo dân sống bên lề xã hội, là hạng ngoại đinh. Người theo đạo ở miền Nam thường là những người chịu ân, sau này vì lý do chính trị, sợ Tây bắt bớ nên có hiện tượng theo đạo tập thể, nhưng khi biết không còn sợ Tây bắt bớ nữa thì cũng bỏ đạo tập thể (bây giờ ta gọi là “cơ hội chủ nghĩa”). Qua vương triều Gia Long đến vương triều Minh Mạng, việc tiêu diệt Công giáo lại tiếp diễn. Cuối năm 1869, Pháp đánh chiếm Mỹ Tho, nhưng cũng phải mất 20 đế 25 năm nữa, giáo dân mới được yên ổn.
Đó những bước thăng trầm của Thiên Chúa giáo. Đọc lại những dòng này tôi mới hiểu, ảnh hưởng của Nho giáo suốt một ngàn năm đô hộ của người Tầu đến xã hội Việt Nam như thế nào. Ở Việt Nam hiện tại, ngoài những tôn giáo chính thống lâu đời như Phật giáo (trên 2000 năm), Thiên Chúa giáo (trên 300 năm) thì còn có đạo Cao Đài (từ năm 1926, kể cũng được 80 năm). Từ nam chí bắc, những người theo tôn giáo khác nahu nhưng vẫn sống xen kẽ cùng nhau để thực hiện chung một mục tiêu là “tốt đời đẹp đạo”.
Ph. T. Kh
(Kỳ sau: Phần II – ĐẠO CAO ĐÀI)
Nhà thờ lớn Hà Nội
Hành lễ