Chiêm ngưỡng 10 loài cá đẹp sặc sỡ nhất thế giới

Chiêm ngưỡng 10 loài cá đẹp sặc sỡ nhất thế giới

1. Mandarinfish (Cá Trạng Nguyên)

Cá trạng nguyên là một loài cá nước mặn, chúng được mệnh danh là một trong những loài cá đẹp hàng đầu thế giới, thường sống gần các đảo san hô khu vực Thái Bình Dương.

Cá trạng nguyên và anh em họ gần của nó, cá Synchiropus splendidus là hai loài động vật duy nhất hiện được nhận biết là có màu xanh lam hình thành bới các sắc tố tế bào. Con đực thường to và có màu sắc sặc sỡ hơn.

Cá trạng nguyên sinh sống cạnh các rạn san hô, khá kín đáo, ban ngày thường ẩn nấp, ban đêm mới ra đi kiếm bạn tình. Thức ăn là những động vật giáp xác và động vật không xương sống nhỏ.

2. Emperor Angel Fish (Cá Hoàng Đế)

Cá hoàng đế, còn được biết ở một vài nơi trên thế giới với cái tên Imperator hay Imperial Angelfish, là một trong những loài cá biển đắt nhất. Bởi cái giá cắt cổ đó và bởi chúng không chưa chắc đã khỏe mạnh như một vài loại angelfish khác, bạn sẽ cần một cái bể hoàn toàn chu chuyển trước khi bạn nghĩ đến việc thả vào bể dù chỉ một con cá hoàng đế. Chúng có thể phát triển khá to, lên tới 15 inch (38 cm) và cần được nuôi trong bể nhỏ nhất là 100 gallon (568 lit). Một cái bể cực lớn với nhiều đá sống để có thể cung cấp nơi trú ẩn là một kiểu hình bể tốt dành cho Emperor Angelfish.


Emperor Angel Fish (Cá Hoàng Đế trưởng thành)

Loài angelfish này là một loài cá mà cá con trông rất khác cá lớn. Cũng cần chú ý rằng nhiều người chơi đã phàn nàn rằng màu sắc của những con cá hoàng đế của họ không được tươi sáng cho lắm. Điều này rất có thể là do vấn đề dinh dưỡng. Trong thế giới hoang dã, Emperor Angelfish thường ăn bọt biển và một thực đơn bọt biển cố định có thể sẽ khá khó để sắp xếp cho một bể cá cảnh biển tại nhà. Cung cấp một thực đơn đa dạng bao gồm nhiều loại thức ăn bổ sung vitamin và tăng cường màu sắc cho cá có thể giúp cải thiện các vấn đề về màu sắc.


Juvenile Emperor Angel Fish (Cá Hoàng Đế chưa trưởng thành)

Thật thận trọng nếu bạn lên kế hoạch nuôi một trong những con cá này trong bể san hô của mình. Chúng được biết đến là những con vật cắn các loài san hô mềm và san hô đá. Bạn cũng cần cẩn thận khi lựa chọn những loài thả chung bởi loài cá này có thể rất bạo lực và bởi chúng có thể rất to khi đã trưởng thành.

Về phương diện bệnh tật, chúng dễ bị nhiễm một vài loại ký sinh trùng thông thường và chắc chắn sẽ cần được thả vào bể cách ly một vài tuần trước khi thả chúng vào bể chính.


Cá Hoàng đế đang trong giai đoạn trưởng thành

3. Lion Fish (Cá Mao Tiên hay Cá Sư Tử)

Cá mao tiên hay cá sư tử, tên khoa học Pterois volitans, là một loài cá có gai độc thuộc họ Cá mù làn. Loài cá này sinh sống trong các rạn san hô. Trong tự nhiên chúng được tìm thấy trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng đã trở thành một vấn đề rất lớn xâm lấn ở vùng biển Caribbean và dọc theo bờ biển phía Đông của Hoa Kỳ, cùng với một loài tương tự, Pterois miles.

Cá mao tiên có sọc trắng xen kẽ với màu đỏ, nâu, hoặc màu nâu. Con trưởng thành có thể dài đến 43 cm, trong khi con chưa thành niên có thể ngắn hơn 1 inch (2,5 cm). Chúng có thể sống đến 10 năm. Nó có gai độc lớn, nhô ra từ cơ thể như bờm sư tử. Các gai độc làm cho cá không ăn được hoặc ngăn chặn hầu hết các kẻ thù tiềm năng.

Cá mao tiên sinh sản hàng tháng và có thể nhanh chóng phân tán trong giai đoạn ấu trùng của chúng khiến cho việc mở rộng của khu vực xâm lấn của chúng nhanh chóng. Không có kẻ thù dứt khoát của cá mao tiên, và nhiều tổ chức đang thúc đẩy việc thu hoạch và tiêu thụ cá mao tiên trong nỗ lực để ngăn chặn sự gia tăng hơn nữa trong các mật độ dân số đã cao.

4. Clown Trigger Fish (Cá Bò Bông Bi)

Cá bò bi hay còn gọi là cá bò bông bi là một loài cá trong họ Balistidae Phân bố ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Chúng được ưa chuộng để nuôi làm cá cảnh. Tên chúng là cá Bò Bông Bi là do dấu vết, cũng như những chấm tròn trên khắp thân mình của cá.

Cá bò bi là một loài cá cảnh biển với dải màu sặc sỡ. Một số cá thể có hình mang màu vàng chanh có sọc nhỏ và phần đầu có chấm bi. Chúng là loài cá rất được ưa chuộng. Là một loài ăn tạp, tính tình hung hăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng thường sống ở phần ngoài của rặng san hô để tiện săn bắt các loài ráp xác và ngao sò. Cá bò bi là một loài ăn tạp và có thể ăn tất cả các loại thức ăn.

Cá bò bi có màu sặc sỡ và chúng rất hung dữ do đó nên cân nhắc các loài sống chung bể trước khi mua loại cá này. Đây là loài cá phổ biến nhưng cá nhỏ khó thích nghi với môi trường nuôi. Sống ở môi trường nước nông và sâu ở biển. Loại này rất khó nuôi tại nhà nhưng thích hợp cho những viện hải dương học.

5. Nudibranch (Sên biển)

Nudibranch là loài động vật thân mềm sống ở vùng biển nhiệt đới, có thể tận dụng màu sắc cơ thể bắt mắt để ngụy trang và gây nhầm lẫn cho kẻ thù.

Nudibranch là một loài động vật thân mềm, sống ở vùng biển nhiệt đới và có họ hàng với sên biển. Chúng thường được tìm thấy ở tầng đáy của những vùng biển nông. Lớp da nhiều màu bắt mắt được lộ rõ khi vỏ của chúng bị mất đi trong quá trình trưởng thành.

Nudibranch không có vỏ nên để tự bảo vệ và tránh nguy cơ bị tấn công, chúng có thể tận dụng đặc điểm màu sắc sặc sỡ của cơ thể để hòa lẫn với tảo, san hô hay các loài sinh vật biển khác. Đây được coi là hình thức ngụy trang hiệu quả, có thể gây nhầm lẫn cho kẻ thù.

Theo các nhà nghiên cứu, lớp da nhiều màu sắc và có độ tương phản cao cũng có thể khiến kẻ tấn công cho rằng Nudibranch là loài có độc.

“Thuật ngụy trang” có thể là giải pháp tự vệ hiệu quả đối với loài sinh vật này. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng còn có thể tự vệ nhờ nguồn thức ăn mà chúng tiêu thụ. Ví dụ, một con nudibranch có thể ăn sứa và tiêu hóa tất cả các bộ phận khác của con mồi, đồng thời sử dụng chất độc hay ngòi chích từ sứa để tấn công kẻ thù.

Vùng biển nhiệt đới là môi trường sống nhạy cảm đối với nhiều loài sinh vật. CO2 được coi là nhân tố gây hại đối với sinh vật biển. Khi nồng độ CO2 tăng cao, nồng độ acid trong nước biển cũng sẽ tăng lên, có thể hòa tan lớp vỏ canxi của ấu trùng nudibrach và giết chết chúng.

Nudibranch thường ít ăn tảo trong môi trường sống, do đó một số loại tảo dưới nước sẽ có điều kiện phát triển với tốc độ nhanh và số lượng nhiều hơn. Sự phát triển mạnh của tảo biển sẽ chặn luồng ánh sáng mặt trời chiếu rọi xuống nước, khiến san hô chết dần và ảnh hưởng đến các loài sống cộng sinh, trong đó có nudibranch.

6. Symphysodon (Cá đĩa)

Cá dĩa, tên tiếng Anh thông dụng là discus, thuộc họ Cá rô phi Cichlidae (Rô phi vốn là họ cá có rất nhiều loài đẹp). Người Hoa gọi cá đĩa là “Ngũ Sắc Thần Tiên” và tôn nó là “Nhất Đại Mỹ Ngư” tức là cá đẹp nhất trong các loài cá nuôi để làm cảnh.

Quê hương của cá dĩa là những nhánh sông nhỏ thuộc sông Amazon (Nam Mỹ) là nơi có nhiều cá đẹp và lạ. Cá trưởng thành có kích thước từ 15 cm đến 20 cm, thân hình có dạng tròn như chiếc đĩa, rất dẹp, miệng nhỏ, mang nhỏ và sống hiền hòa theo bầy đàn trong tự nhiên.

Cá dĩa có thân hình trơn láng. Cá dĩa được chia ra 2 chủng loại chính đó là cá dĩa Hoang và cá dĩa thuần chủng. Cá dĩa hoang thì có 4 dòng chính đó là: Heckle, cá dĩa nâu (brown discus), cá dĩa xanh Dương (blue discus)và cá đĩa xanh lá (green discus). Phần còn lại thuộc họ nhà cá dĩa điều do những nghệ nhân chơi cá Lai tạo thành, Giống thông thường của dòng cá lai tại dược gọi là cá dĩa bông xanh (turquoise)và hiện nay giống mới nhất là cá bạch tạng (snow white hoặc albino white).

Thức ăn của cá dĩa trong môi trường nuôi nhân tạo thường là trùn đỏ, trùn chỉ, bo bo, lăng quăng hay tim gan bò băm nhuyễn. Cá dĩa không kén ăn, nhưng tương đối khó nuôi vì cá chỉ sống mạnh khỏe ở một môi trường nước thật sạch, độ pH từ 5,5 đến 6,5 đến hơi chua, nước mềm và ở điều kiện nhiệt độ từ 28 đến 32 độ C. Người ta dựa vào những tiêu chuẩn này để làm bể nuôi cá dĩa cho thật phù hợp để cá sống mạnh khỏe.

7. Mantis Shrimp

Tôm tít, tôm tích, tôm thuyền, bề bề hay tôm búa (do một số loài có càng tiến hóa thành dạng chùy), là tên được dùng để gọi nhóm giáp xác biển thuộc bộ Tôm chân miệng (Stomatopoda). Chúng không phải tôm cũng chẳng phải bọ ngựa nhưng chúng có tên trong tiếng Anh là Mantis shrimp hay tôm bọ ngựa vì chúng giống cả hai, với cặp càng giống của bọ ngựa. Tôm tít có mặt rộng rãi tại những vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên toàn cầu.

Người Assyria cổ gọi tôm tít là châu chấu biển. Tại Úc, chúng có tên là “kẻ giết tôm” (Prawn killers) và ngư dân Âu Mỹ đặt cho chúng cái tên “kẻ xé ngón cái” (Thumb splitters) do chúng có thể kẹp rách da ngón tay nếu không thận trọng khi gỡ chúng khỏi lưới, có trường hợp hiếm hoi, tôm tít có thể làm vỡ kính bể nuôi cá cảnh với một cú đánh bằng đôi càng.

Tôm tít được nuôi làm vật cảnh trong bể cá cảnh nước mặn và việc nuôi cảnh này có thể đóng vai trò nhất định trong quá trình nghiên cứu đời sống còn nhiều bí ẩn của tôm tít. Tuy nhiên, nhiều người nuôi cảnh khác lại cho chúng là vật hại vì chúng có thể đục lỗ trong các bộ xương san hô chết và trốn trong đó; những mẩu san hô này thường được thu thập vì chúng rất hữu dụng trong các bể cá cảnh. Vì vậy, chuyện tôm tít còn sót trong mẩu san hô nhào ra tấn công các loài cá cảnh, tôm cảnh,… là chuyện thường xảy ra. Đồng thời chúng rất khó bắt khi đã nằm trong bể và có trường hợp tôm tít đã đập vỡ thành của các bể cá thủy tinh.

8. Moorish Idol (Cá Thù Lù)

Loài cá này đặc trưng bởi các vạch sọc màu trắng, vàng, đen ở thân. Chúng thường xuyên tụ tập thành bầy dọc theo các bãi đá ngầm và miễn là bạn có một cái bể đủ lớn, bạn có thể nuôi nhiều con cá loại này trong bể cá cảnh biển của bạn.

Chúng là những kẻ ăn uống khá cầu kỳ và vấn đề có thể trở nên tồi tệ, những cái miệng nhô ra của chúng có thể bị tổn thương khi thu nhặt và vận chuyển thức ăn. Một lý do nữa để sử dụng bể cách ly khi bạn mới mua chúng là để cho chúng không tranh ăn với nhau. Ở đại dương, chúng là loài ăn thực vật với tảo biển và bọt biển. Có một lượng đá sống dồi dào trong bể của bạn sẽ mang lại cá bữa ăn tự do giữa các bữa ăn chính. Hãy cố gắng cung cấp cho chúng một thực đơn phong phú với thức ăn đông lạnh hoặc thức ăn sống dành cho cá biển.

Chúng có thể ốm vì nhiễm hầu hết các bệnh của cá biển đặc biệt nếu chúng đang bỏ ăn. Vì thế, sử dụng bể cách ly với loài cá này là một điều kiện bắt buộc. Hãy nuôi chúng trong bể cách ly ít nhất vài tuần, ít nhất cho đến khi chúng bắt đầu ăn trở lại.

Dù thế, chúng là những con vật đẹp thực sự và nếu bạn tự xem mình là một chuyên gia trong chăm sóc cá cảnh biển, có lẽ bạn sẽ muốn thử với loài cá tao nhã, mềm mại này. Đừng đi tắt bước nào với loài cá này và hãy đảm bảo là bạn có đủ thời gian để chúng thích nghi với bể cá của mình. Hãy mang lại cho chúng những điều kiện về nước tối ưu nhất và xin hãy đừng ngần ngại mà không thả ngay chúng vào bể của bạn sau thời gian cách ly. Với hầu hết những người chơi, Moorish Idol là loài thích hợp nhất với bãi đá ngầm cho tới thời điểm này.

9. Clownfish (Cá hề)

Cá hề là loài cá biển sống ở các dải đá ngầm và rạn san hô. Hai mươi chín loài đã được phát hiện. Trong tự nhiên, chúng thường sống cộng sinh với hải quỳ. Tùy thuộc mỗi loài, cá hề có màu vàng, cam, đỏ nhạt, đen nhạt xen bởi các sọc trắng. Những cá thể lớn nhất có thể đạt tới 18 cm, trong khi một số chỉ ngắn 10 cm. Cá hề còn được gọi là cá khoang cổ.

Cá hề sống ở các vùng nước ấm ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, bao gồm dải san hô Great Barrier Reef và Biển Đỏ. Một số loài phân bố bó gọn, số khác lại sống trải rộng. Chúng thường sống rất chung thủy, đặc biệt là chi Heteractis và Stichodactyla, và loài Entacmaea quadricolor. Cá hề ăn các động vật không xương sống có nguy cơ làm hại hải quỳ, còn phân phân của cá hề cung cấp chất dinh dưỡng cho hải quỳ. Cá hề là động vật ăn tạp. Hải quỳ lại bảo vệ cá hề khỏi các loài động vật ăn thịt khác bằng chất độc của mình.

Cá hề sống ở các khóm nhỏ trong hải quỳ. Đây cũng là nơi để chúng sinh sản. Khi con cái chết đi, Tính trạng đực sẽ trội hơn và con đực trở thành con cái. Có thể gọi đây là sinh sản lưỡng tính. Bởi vì tất cả các cá hề sinh ra đều là đực, về sau có con biến thành cái và có con vẫn là đực đến khi chết.

Cá hề để trứng trên mỗi tầng của hải quỳ. Trong tự nhiên, cá hề được sinh ra trước hoặc sau ngày trăng tròn. Con bố sẽ bảo vệ trứng cho tới nở (khoảng 6 tới 10 ngày sau đó). Chúng ăn tạp: tảo, sinh vật phù du, động vật thân mềm, và các loài giáp xác nhỏ.

Tùy từng loài, cá hề có thể đẻ từ hàng trăm đến hàng nghìn trứng. Cá hề cũng thường xuyên dùng làm trang trí trong cá bể cá cảnh nước mặn.

10. Rainbow Parrot Fish (Cá Mỏ Vẹt hay cá Mó)

Chúng được đặt theo tên này vì miệng giống chim vẹt chứa đá vôi của chúng. Cá mó dùng cái miệng này để quắp và ăn những động vật không xương sống nhỏ sống trong san hô. Phần lớn cát và đáy của dải san hô có chứa thức ăn của cá mó, chúng nhai san hô, ăn thức ăn và nhả ra can xi. Trong phần lớn các loài, giai đoạn đầu là đỏ sẫm, nâu hay xám, trong khi giai đoạn cuối là xanh sáng hoặc xanh dương với các mảng hồng sáng hoặc vàng. Giai đoạn đầu tiên và cuối cùng khác nhau rất đáng kể, ban đầu được diễn tả như là các loài khác nhau trong một số trường hợp, nhưng có một số loài các giai đoạn này là tương tự.

Cá mó là loài cá biển có màu sắc khá bắt mắt, khi nuôi cá không bị mắc các loại bệnh lở loét, phình bụng như các loại cá khác. Cá mó ít ăn tạp nên lớn rất chậm. Cá mó xù rất hiền nên sống chung được với nhiều loài cá khác, loài cá này vào ban đêm thường ẩn mình trong hang đá để ngủ thay vì tìm thức ăn như các loài cá khác.

Mùa sinh sản của cá mó xù là tháng 6 âm lịch hàng năm cho đến tháng giêng năm sau. Khi sinh ra cá con chỉ to bằng đầu đũa, rất khó phát hiện và sau khi sinh cá mẹ thường ăn hết cá con, số thoát được chui theo những kẽ hở của thành hồ ra biển. Khi còn nhỏ thì cá mó xù con chạy thành từng đàn nhỏ, ở các khu vực rạn cạn cá mó xù khi lớn lên khoảng bằng hai ngón tay, hoặc ngón chân cái chúng kéo nhau ra biển khơi để sống. Cá mó xù đã đạt trọng lượng từ 0,5 – 1,5 kg

Add a Comment

Your email address will not be published.