Thấm thía với bộ tranh “Lời cha dạy”

Thấm thía với bộ tranh "Lời cha dạy"

Một bộ tranh vô cùng đơn giản nhưng chứa đầy đạo lý.

Chỉ bằng hình ảnh người bố dắt tay đứa con trai nhỏ đang đeo cặp sách đi trên đường, 1001 câu hỏi vì sao rất ngây thơ của đứa bé: “Bố ơi, tại sao có nhiều người không chịu chờ hết đèn đỏ mà đã đi vậy?”, “Bố ơi, tại sao một số bạn lớp con nói làm việc nhà là phải được trả công?”, “Bố ơi, một người càng có nhiều tiền thì càng giỏi ạ?”, “Bố ơi, học tập thực sự quan trọng thế sao?” đã nhận được 1001 câu trả lời ấm áp mà đầy đạo lý của người bố. Những lời nói của người bố không chỉ là lời dạy dỗ giản đơn, mà còn là những chia sẻ chứa đầy tình người, truyền thụ thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị đúng đắn.

Bộ tranh “Lời của cha” do tác giả Liu Hongliang thực hiện thực sự đã gây hot trong cộng đồng mạng suốt thời gian vừa qua và vẫn đang được chia sẻ vô cùng rộng rãi.


LÒNG TỰ TÔN

“Bố ơi, tại sao có nhiều người không chịu đợi đèn đỏ hết, chuyển sang đèn xanh rồi mới đi ạ?”

“Có thể là vì họ đang vội đi đâu đó?”

“Chúng ta cũng đang vội đến trường mà? Vậy tại sao chúng ta phải chờ hết giây đếm ngược sang đèn xanh rồi mới đi ạ?”

“Vậy bố hỏi con nhé, luật giao thông có phải là đèn đỏ dừng lại, đen xanh được đi không?” “Vâng ạ”

“Kiên trì với mọi chuyện, không chấp nhận những dụ dỗ sai lầm, đây gọi là lòng tự tôn.”
(Lời cha dạy)


BIẾT YÊU BẢN THÂN

“Bố ơi, vì sao hôm nay trời ấm rồi mà chúng ta vẫn phải mặc quần áo dày một chút ạ?”

“Vì giờ đang là mùa xuân, thời tiết vẫn chưa hoàn toàn ấm lại, buổi sáng và buổi tối nhiệt độ chênh lệch rất nhiều.”

“Vậy tại sao có nhiều người trời mới ấm lên mà đã vội vàng mặc quần áo mùa hè ra ngoài ạ?”

“Mỗi người có một lý do ăn mặc riêng của họ, nhưng tự bản thân chúng ta phải biết thời tiết nào mặc đồ nào thì thích hợp. Chức năng lớn nhất của quần áo chính là giữ ấm. Trân trọng cơ thể của chính mình được gọi là biết yêu thương bản thân.”
(Lời cha dạy)


BIẾT TỰ CỐ GẮNG

“Bố ơi, tại sao có những bạn trong lớp con nói làm việc nhà giúp bố mẹ là phải được trả công?”

“Thế con nghĩ thế nào về việc này?”

“Con không biết, con thấy nó cũng có lý, nhưng cũng cảm thấy nó không ổn lắm…”

“Mọi lao động đều nên nhận được hồi báo tương ứng nhưng việc nhà là nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình. Mỗi một thành viên trong gia đình, theo lý mà nói đều phải gánh vác một phần trách nhiệm với gia đình đó. Đừng bao giờ coi nghĩa vụ làm bảng giá để đòi hỏi điều kiện. Muốn có tiền tiêu vặt cũng có nhiều cách thích hợp hơn, không nên ỷ lại sự cưng chiều của bố mẹ để đòi lấy, việc này gọi là biết tự cố gắng.”
(Lời cha dạy)


LÒNG TỰ TIN

“Bố ơi, bố nói coi, liệu sau này khi lớn lên con có làm được gì nên trò trống không?”

“Tại sao con lại hỏi vậy?”

“Vì ở trường con học không được tốt lắm.”

“Để đánh giá một con người cần nhìn nhận từ rất nhiều phương diện, học tập ở trường chỉ là một con đường giúp con tiếp nhận tri thức, chứ không phải con đường duy nhất. Thành tích tốt hay xấu không nói lên được điều gì, chỉ cần sống một cuộc sống vui vẻ, bình yên, đó cũng là hạnh phúc. Thứ con cần chính là lòng tự tin.”
(Lời cha dạy)


SỰ TIN TƯỞNG

“Bố ơi, có phải chó là người bạn tốt nhất của con người không ạ?”

“Con đã bao giờ thấy ai đối xử với bạn bè mình như vậy chưa?”

“Vậy tại sao vẫn có câu nói đó ạ?”

“Vì chó luôn tin tưởng chủ nhân mình vô điều kiện, nhưng người với người thì không làm được điều đó. Đây cũng là điều thật đáng thương của con người.”

“Tại sao lại đáng thương ạ?”

“Bởi giữa người với người, thứ thiếu nhất chính là sự tin tưởng.”
(Lời cha dạy)


BIẾT TỰ KIỀM CHẾ BẢN THÂN

“Bố ơi, tại sao ban nãy khi mình đi ăn, bàn ngồi bên cạnh nói to vậy ạ?”

“Có lẽ vì họ đang rất vui vẻ.”

“Vậy tại sao con và bố nói chuyện lại phải nói nhỏ như thế ạ?”

“Mỗi người sống không thể chỉ biết nghĩ đến bản thân, mà còn phải để ý đến cảm nhận của người khác nữa. Chúng ta không thể yêu cầu người khác phải làm cái này cái kia, nhưng chúng ta có thể yêu cầu chính mình không được làm cái này cái kia. Thứ con cần chính là biết tự kiềm chế bản thân.”
(Lời cha dạy)


GIÁ TRỊ BẢN THÂN

“Bố ơi, một người càng có nhiều tiền thì càng giỏi ạ?”

“Ha ha, cũng chưa chắc con ạ!”

“Vậy tại sao lại có nhiều người hâm mộ người giàu thế ạ?”

“Của cải của mỗi cá nhân không chỉ là tiền tài mà người đó sở hữu mà còn vì người đó ảnh hưởng đến bao nhiêu người, đã cống hiến được bao nhiêu cho nhân loại. Một nhà thơ, có thể dùng thơ ca để tác động đến chúng ta, chúng ta có thể nói người đó là một nhà thơ vĩ đại. Một nhà văn dùng văn chương để tác động tới chúng ta, chúng ta có thể nói người đó là một nhà văn vĩ đại. Một thương gia dùng năng lực của mình sáng lập ra thật nhiều công việc, hơn nữa còn chia sẻ những gì mình có được với người khác thông qua việc làm từ thiện, chúng ta có thể nói người đó thật vĩ đại”

“Nhưng con cảm thấy ai cũng thích tiền?”

“Quả đúng là tiền tài có thể thỏa mãn những ý nghĩ ích ký của con người, bởi suy cho cùng, nhân loại vẫn là một quần thể, chúng ta không thể nào yêu cầu mỗi người đều chí công vô tư được! Ham muốn tiền tài càng nhiều thì những kẻ ích kỷ cũng sẽ xuất hiện càng nhiều! Tiền tài có thể không thể dùng để đánh giá một con người, nhưng chúng ta có thể căn cứ vào khát vọng đối với tiền tài để nhận thức một con người. Con phải hiểu, đây chính là giá trị bản thân!”
(Lời cha dạy)


TRI THỨC

“Bố ơi, học tập thực sự quan trọng thế ạ?” “Đương nhiên rồi, tại sao con lại hỏi vậy?”

“Bạn con nói, học thật tốt rồi sau này thi đỗ Đại học, tương lai có được một công việc tốt, có thể kiếm được rất nhiều tiền! Nhưng không phải bố từng nói kiếm tiền không phải mục đích sống duy nhất sao ạ?”

“Ha ha, tất nhiên là không phải kiếm tiền.”

“Vậy học tập còn có ích lợi gì nữa đau ạ?”

“Đầu tiên, việc học mang lại tri thức, có thể gia tăng kiến thức, có thể trở thành một con người có kiến giải độc lập. Chỉ khi nắm vững kiến thức trong tay, thì mới có thể hiểu thêm càng nhiều đạo lý, mới không bị rối ren dễ dàng đánh bại. Khi gặp vấn đề, mới có tự tin và cách thức giải quyết nó. Thứ hai, chúng ta học là để tri thức được tiếp tục truyền lại. Văn minh nhân loại cần sự kế thừa, nhiệm vụ này được giao cho những trí thức như con hoàn thành.”
(Lời cha dạy)


LÒNG YÊU NƯỚC

“Bố ơi, Cô dạy bọn con phải yêu nước, nhưng phải làm sao mới được gọi là yêu nước ạ?” “Con có yêu nhà mình không?”

“Yêu ạ!”

“Vậy con có bao giờ ném rác bừa bãi trong nhà mình không?”

“Không ạ.”

“Khi đi trên đường, rác chúng ta không tiện tay ném xuống đất, mà nhặt bỏ vào thùng rác, đây chính lá yêu nước. Chúng ta yêu môi trường xung quanh, trân trọng từng bông hoa ngọn cỏ bên đường, khi qua đường đi đúng vạch cho người đi bộ, đấy chính là yêu nước. Yêu nước không phải là một khấu hiệu cần hô hào to lớn, má làm tốt trách nhiệm của chúng ta từ những việc nhỏ nhất. Làm được những việc chúng ta nên làm, đây chính là yêu nước.”
(Lời cha dạy)


VỀ ĐẸP BÊN TRONG

“Bố ơi, Vẻ đẹp bên trong là gì ạ?”

“Ví dụ như một cái chén có khảm đá quý và thạch anh, con thấy có đẹp không?”

“Chắc là đẹp lắm!”

“Vậy nếu bên trong chứa đầy phân, con còn thấy nó đẹp nữa không?”

“Ghê quá bố ơi!”

“Vậy đúng rồi, dù bên ngoài có tô trét hoa lệ ra sao, mà bên trong toàn những thứ bẩn thỉu, thì nó mãi mãi không thể coi là đẹp được, thế nhưng nếu nó chỉ là một cái chén gỗ đơn sơ, bên trong lại chứa đầy vàng bạc châu báu, nó vẫn sẽ vô cùng xinh đẹp! vẻ đẹp của con người cũng như vậy, đừng chỉ lo chăm chút bên ngoài mà quên mất cái nội hàm bên trong. Cần không ngừng thêm vào đó những thứ tốt đẹp như tri thức, nhân cách, tự tin, đây chính là vẻ đẹp bên trong.”
(Lời cha dạy)


LỄ PHÉP

“Con trai, tại sao vừa rồi ở ngoài cổng trường có ông lão mỉm cười với con mà con không chào lại ông?”

“Con quên mất ạ…”

“Vậy bố hỏi con, vì sao gặp ông con phải chào?”

“Vì đó lá lễ phép.”

“Vậy tại sao phải lễ phép?”

“…”

“Con nghĩ thử xem, nếu con cảm thấy vì tuổi ông đã lớn rồi, còn phải phục vụ cho các con rất vất vả, nên con cần cảm ơn ông, vậy thì lần nào con cũng cần làm điều đó! Nếu như chỉ vì con muốn biểu hiện ra rằng con ngoan, con lễ phép hơn người khác, vậy bố nghĩ con không cần phải làm như vậy nữa đâu, cũng không cần nói gì cả. Con nghĩ thế nào?”

“Con nghĩ..”

“Làm việc gì cũng phải biết tại sao mình lại làm vậy, có như thế mới làm được nghiêm túc. Làm việc phải chân thành, làm việc không được giả tạo.”
(Lời CHA DẠY)

Theo Yingie / Trí Thức Trẻ

Add a Comment

Your email address will not be published.