Dành cho người mới chơi lan – Thay chậu (phần 1)

AOS_10_Repotting 2

THAY CHẬU (Phần 1)

Tác giả: Stephen R. Batchelor

Hầu hết những người trồng lan phải đối diện với một việc vặt bất đắc dĩ là thay chậu cho cây lan của họ. Dù cho cái việc không hấp dẫn này, song đó là một việc cần thiết. Như đã trình bày ở phần trước trong loạt bài này, rất không may là những chất trồng hữu cơ đã phân hủy thành mùn, một thứ mà bản thân nó chẳng có gì để cho rễ hấp thụ. Trong một chất trồng đã bị phân hủy rễ ít khi có đủ oxigen để tồn tại và thực hiện các chức năng của nó (xem hình bên dưới). Vì vậy việc thay chậu cần làm trước khi các chất trồng bị phân hủy, để tránh bị hư bộ rễ. Nhắc lại một lần nữa rằng bộ rễ khỏe tức là cây lan khỏe!

AOS_10_Repotting

Hình trên: Mặc dù chất trồng dưới dạng tấm dớn, nhưng chúng vẫn bị phân hủy. Nếu cứ để cho cây lan ở trồng chất trồng trước khi chúng bị phân hủy thì chúng cũng làm hư hỏng hoàn toàn bộ rễ của cây epidendrum này. Ảnh: Stephen R. Batchelor.

 Những cây lan đa thân phát triển nhanh ( đối với những cây phát triển ngang trên bộ thân rễ) có thể thay chậu trược khi chất trồng bị mục. Một cây lan phát triển ra ngoài chậu và thân của chúng mọc nửa trong nửa ngoài cũng cây phải thay chậu hoặc là tách chiết chúng trước khi chúng vựt khỏi tầm tay chúng ta!

KHI NÀO THAY CHẬU

Việc thay chậu không tránh được làm cho chậu bị bể. Đối với những chuyên gia trồng lan thì có thể hạn chế việc bể chậu. Đúng thế sẽ có những tổn thương trong quá trình thay chất trồng cũ bằng chất trồng mới. Dù sao việ hư hại một ít rễ khi thay chậu không thể so sánh với hầu hết bộ rễ bị hư hại nếu để cho chất trồng bị hư mục nếu ta chậm thay chậu. Những rễ mới sẽ khắc phục được sự hư hỏng một ít rễ khi thay chậu. Vì lý do đó, sẽ là rất quan trọng ta thay chậu vào thời điểm cây lan vừa mới ra rễ mới hoặc các rễ mới có triển vọng phát triển. Để giải thích điều này, hãy xem cây Calanthes vào thời kỳ rụng lá. Giống như một số loài lan, chúng có một thời gian nghỉ rõ rệt. Thời gian nghỉ của giống này thường tiếp theo chồi mới đã phát triển đầy đủ, các lá đã rụng hết và cuối cùng là phát hoa. Việc thay chậu cho cây này cần làm hàng năm, trình tự tiến hành là sau khi hoa đã tàn thì lấy chúng ra khỏi chậu và tách chiết chúng, giữ nguyên các giả hành và để bộ rễ trần (không chèn các chất trồng) cho đế khi chồi mới hình thành. Chỉ đến lúc đó chúng ta mới đưa chúng vào chậu mới. Thay chậu sau khi chồi mới đã hình thành sẽ được bắt đầu  ngay khi thấy đã có rễ mới mập mạp. Đây là lúc đặt chất trồng mới vào cho cây lan, cây Calanthes sẽ phát triển nhanh trong chất trồng mới, và bắt đầu hấp thụ nước và dinh dưỡng để phát triển và ra hoa kế tiếp. Cần quyết định coi một cây lan mới có thể ra rễ mới ở thời điểm thay chậu hay không là điều quan trọng đối với một cây lan mà không cần xác định chu kỳ nghỉ của nó. Hầu hết các loài thuộc giống Cattleya lai đều có thể ra rễ ở bất kỳ thời điểm nào. Mặc dù vậy việc việc thay chậu cho một cây khi có giả hành mới xuất hiện hoặc chúng đã có bộ rễ là thời điểm thích hợp nhất. Thực tế đó có nghĩa là chúng sẽ phát triển nhanh trong các chất trồng mới. Chờ cho đến khi rễ mới hình thành một cách đầy đủ từ chồi mới không phải là ý tưởng hay, không những bởi vì các rễ mới mọc xuyên qua không được như ý mà còn bởi vì những rễ phơi ra sẽ bị gẫy dập do va đập trong khi thay chậu.

AOS_10_Repotting 2

Với một giả hành mới hình thành, cũng là lúc chúng ra rễ mới, cây Cattleya lai này trồng trong than bùn, cần ưu tiên để thay chậu. Trong lúc thay chậu cần lưu ý đừng để đầu rễ bị hư hỏng.

 Đúng vào thời điểm thay chậu cũng cần lưu ý đến chu kỳ ra hoa của cây lan. Vì thay chất trồng cũng phần nào làm cho cây lan bị sốc, thay chậu vào thời điểm cây lan đang ra nụ có nhiều rủi ro. Nếu thay chậu vào lúc này thì các nụ hoa sẽ bị héo rụng. Chí ít thì cũng giảm thiểu kích thước và sự tồn tại của hoa.

Đôi khi thời điểm thay chậu trùng hợp với giai đoạn rễ phát triển tốt thì cũng không khả thi, do chất trồng đã phân hủy một cách ngu hiểm. Trong trường hợp này thì tốt nhất là thay chậu trước khi cả bộ rễ đã bị hư hại, và để kích thích cho rễ mới hình thành trong một chất trồng mới, như vậy là tạo điều kiện tốt cho cây lan tồn tại. Kết quả hoặc là mức độ oxygen tăng cao hơn hoặc là ít có khả năng bị sâu bệnh tấn công, cây lan có một ít rễ còn sống (và số lượng rễ sống này cũng kha khá) đều có khuynh hướng hình thành những rễ mới trong chất trồng khô hơn là trong moi trường chất trồng bị ẩm ướt. Sau khi hạn chế việc tưới nước, làm cho chất trồng trở nên khô, đây là thời kỳ cưỡng bức rễ phát triển. Việc này có thể thực hiện bằng cách làm cho cây lan hô hấp mạnh hơn (tạo sự mất nước) như là tăng độ ẩm, giảm cường độ sáng vân vân, cho đến khi thấy rễ mới hình thành và bò lan ra. Có nhiều nhà trồng lan thực hiện một biện pháp rất có giá trị, đó là chỉ đặt cây lan vào chậu khi nào rễ mới hình thành, họ chỉ bỏ cây lan vào trong một cái túi, đặ dưới băng ghế, hoặc đặt trên một miếng giá thể ẩm để làm cho cây lan sống trong điều kiện hô hấp chậm hơn.

(Còn tiếp)

Nguồn: Hội Hoa lan Hoa kỳ

Kỳ sau: Trình tự thay chậu

 

Add a Comment

Your email address will not be published.