PHỐ QUAN TÀI

pho lo su

Phần II: – RUE DES CERCUEILS (Đầu đề do tôi đặt).

Người miền bắc gọi là quan tài, người miền nam gọi là cái hòm, đó là thứ bằng gỗ để chôn người chết. Hà Nội có một con phố ngày xưa chuyên bán quan tài, ngày nay có tên là Phố LÒ SŨ. Đó là một con phố nhỏ, gần Hồ Hoàn kiếm. Trong Hồi ký của Paul Doumer, đã có một đoạn kể về chiếc quan tài rất lý thú như sau (nguyên văn):

…”Sự khéo léo, tinh xảo của dân tộc này thể hiện ở các thành phố nơi hiện diện đông đúc những người thợ thủ công và những sản phẩm đa dạng. Ở bất cứ nơi nào ta cũng sẽ thấy nhiều ngành nghề, sản xuất ra những thứ thiết yếu đối với đời sống của một dân tộc, quá đỗi sơ đẳng như nền văn minh của họ vẫn thế. Đó là những thợ mộc, thợ đúc xanh chảo, thợ rèn, thợ gốm…, cùng với các tiểu thương, họ khiến cho các thành phố Bắc kỳ thêm đông đúc. Có một nghề đặc biệt phát đạt, ở đây cũng như ở Trung Hoa, tự phát, tự lan rộng, thu hút khách hàng, đó là đóng quan tài. Nói vậy không ngụ ý rằng người chết ở vùng này nhiều hơn ở những nơi khác; đó chính là người ta không gán cho ý nghĩ về cái chết một tính chất rầu rĩ, mà người ta nghĩ đến nó và nói về nó với sự thanh thản bình tâm; chính vì vậy ta nhìn mà không khỏi thấy thích thú với thứ đồ vật vốn được dùng để đặt con người vào đó và đem chôn xuống đất. Cỗ quan tài càng đẹp hơn, bằng loại gỗ tốt hơn, được làm tinh xảo hơn và có tay nghề hơn thì người sắp dùng đến nó được coi là giầu hơn hoặc có thị hiếu tinh tế hơn. Trừ phi là người nghèo kiết xác hoặc một gã phu phen khốn hổ trôi dạt tha hương, quá xa nơi anh ta được sinh ra và xa nơi mà anh ta luôn luôn hy vọng được chết ở đó, thì người An-nam nào cũng chuẩn bị cỗ quan tài cho mình trước khi cái chết đe dọa họ. Họ mua quan tài ngay khi họ có điều kiện, thậm chí họ còn nhận nó như một món quà tặng. Ở các dân tộc vùng Viễn đông này, người ta thường tặng một cỗ quan tài cho cha mẹ hoặc cho những người thân thích. Kiểu quà tặng này hẳn sẽ không được người châu Âu đón nhận, kể cả từ người thừa kết ruột rà.

“Những thợ đóng quan tài, vốn đã rất đông ở tất cả các thành thị, chiếm hẳn một con phố ở Hà Nội và phố đó mang tên phố Quan tài. Một cái tên như thế, nếu được đặt ở Pháp, hẳn sẽ đuổi hết những hộ thuê nhà. Không những chỉ người An-nam không có sự ghê tởm ấy, mà tôi chắc chắn rằng những người Pháp ở Ha Nội sẽ không đắn đo ở trong phố Quan tài nếu như ở đó xây dựng được những ngôi nhà tiện nghi. Những định kiến, những kiểu mê tín dị đoan của chúng ta không trụ được lâu khi chúng ta ở rất xa nơi mà những định kiến ấy đã thâm căn cố đế, xa những đồng bào của chúng ta để chia sẻ những điều ấy. Một người An-nam ở Pháp sẽ không giữ lâu nỗi kinh sợ rồng. Một ông Pháp, một bà Pháp đến Đông dương, nếu họ mang nỗi sợ mê tín đối với con số 13 và ngày thứ Sáu, như vẫn còn rất nhiều người vậy, thì than ôi, họ nên nhanh chóng vứt bỏ nó đi. Cần phải có một niềm tự hào nào đó nơi mình đã được sinh ra để không phải hổ thẹn vì chính mình, hoặc cười cợt chuyện đó, khi ta có những ý nghĩ như vậy…”./.

pho-lo-su xua

Phố Lò Sũ xưa

Add a Comment

Your email address will not be published.