CUỐI TUẦN ĐỌC CHƠI

Nguyen Than

CUỐI TUẦN ĐỌC CHƠI

(chỉ là chuyện lịch sử nước nhà, xin mọi người đừng hiểu lầm nhé)

ĐỆ TAM PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN THÂN

Trong hồi ký của Paul Doumer có nhắc đến tên một người, đó là Đệ tam phụ chính đại thần Nguyễn Thân.

Trước hết, xin giải thích cái chức vụ dài dòng của Nguyễn Thân, đó là một trong ba người giúp vua Đồng Khánh trị vì đất nước. Khi Đồng Khánh được nhà nước bảo hộ Pháp đưa lên ngôi chỉ mới 21 tuổi. Do vậy triều đình nhà Nguyễn mới cử ba đại thần làm nhiệm vụ phụ chính. Nhưng Nguyễn Thân cũng chỉ là nhân vật quan trọng (đầu triều) thứ ba, quan. Đệ nhất phụ chính là vua Thành Thái, lúc đó đã già yếu, nhưng rất có uy tín nên được phong Đệ nhất phụ chính. Người thứ hai là ông Nguyễn Trọng Hợp. Cả hai ông này đều có tư tưởng chống Pháp. Riêng Nguyễn Thân thì dốc lòng làm tay sai cho Pháp, có công giúp Pháp đàn áp phong trào Cần vương, bắt vua Hàm Nghi nộp cho Pháp và đưa đi đầy ở Algerie (một thuộc địa của Pháp) và làm cho Phan Thanh Giản phải uống thuốc độc tự tử.

Trong một bức thư do chính Nguyễn Thân viết và gởi cho Toàn quyền Pháp Paul Doumer hắn đã kể công khuyển mã với nước Pháp. Nguyễn Thân đã ra sức bình định các căn cứ của những người chống Pháp ở Quảng Ngãi, Bình Định và Quảng Nam. Tại Quảng Ngãi đứng đầu lực lượng chống Pháp là hai ông Lê Trung Đình và Nguyễn Tự Tân (gọi là Cử Đình và Từ Tân), Nguyễn Thân đã đem 2.000 quân xuống dẹp và chiếm lại được thành Quảng Ngãi. Tại Bình Định, người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống Pháp là Mai Xuân Thưởng. Nguyễn Thân đã có công giúp Pháp đẩy Mai Xuân Thưởng lên vùng núi An Khê. Trở lại Quảng Ngãi và bắt được Hường Hiệu (tức Nguyễn Duy Hiệu) rồi nộp cho Pháp. Nguyễn Thân còn đem quân ra vùng Nghệ-Tĩnh để dẹp căn cứ của Phan Đình Phùng. Thế cùng lực kiệt, buộc Phan Đình Phùng phải uống thuốc độc tư tử. Và còn nhiều nữa.

Để tưởng thưởng công lao giúp Pháp chống lại các cuộc khởi nghĩa Cần Vương, Nguyễn Thân đã được chính phủ bảo hộ tăng Bắc đẩu bội tinh hạng năm, rồi Bắc đẩu bội tinh hạng tư,  tiếp đến là hạng ba, cuối cùng Paul Doumer trực tiếp đề nghị chính phủ Pháp tặng hắn Huân chương Bắc đẩu bội tinh Đại sĩ quan, và phong làm quan đầu triều, mức thưởng càng về sau càng cao, theo kết quả làm tay sai cho Pháp của hắn. Với công lao cõng rắn cắn gà nhà, vua Đồng Khánh cũng đã phong cho Nguyễn Thân chức Phụ chính đại thần và tước Quận công.

Dân chúng coi khinh Nguyễn Thân. Trên trang Web Hồ Ngọc Cẩn Group có kể lại một câu chuyện hai anh hề chèo lấy cớ chơi bạc mà chửi Nguyễn Thân như sau, (lúc đó Nguyễn Thân đang ngồi phía dưới để xem chèo). Sau khi anh Giáp thua bạc, anh Ất liền bảo “Cờ bạc là bác thằng bần” vậy cho nên mày tìm phường “ra luồn vào cúi” và kiếm ăn cho sướng THÂN. Giáp mới đáp lại, “Tài giỏi sá gì THÂN khuyển mã, thà rằng ngồi tót vuốt râu dê”

Nhưng Đồng Khánh cũng chỉ ngồi trên ngai vàng được có 5 năm (1885-1889) thì băng hà. Triều đình nhà Nguyễn ngay từ triều đại Đồng Khánh đã chỉ còn là chính phủ bù nhìn mà thôi. Dưới đây là trích một đoạn hồi ký của Paul Doumer, nói về thực trạng đó (nguyên văn).

“Hệ thống quan chế tại các tỉnh thành vẫn giữ nguyên; việc cai trị cũng vậy. Các quan lại được sống tại những dinh thự đẹp đẽ…Quyền cai trị, hành pháp và thu thuế là những nguồn lợi trực tiếp của họ, là hối lộ, biếu xén và mọi loại bổng lộc khác. Đương sự của các vụ kiện, những người nộp thuế và những kẻ nô dịch sẽ dâng lên tất cả những gì họ có; những viên quan to hay nhỏ đều cố gắng bòn rút tối đa từ dân, và phần được đóng vào quốc khố chỉ là phần còn lại mà bọn họ không thể ăn chặn được.

“ Đây không phải là một cuộc khủng hoảng hay một vấn nạn mà chính quyền Pháp cần quan tâm, và cũng không phải là cái cớ để chúng ta can thiệp. Và vì thế vị Khâm sứ (Pháp) của chúng ta tại Huế hài lòng với việc giám sát đức vua và triều đình, mà không cần hợp tác với họ; và ngay cả các Công sứ Pháp của chúng ta tại sáu hay tám tỉnh lớn vốn có nhiệm vụ đảm bảo việc duy trì trật tự mà không cần hợp tác với quan lại cũng không có nhiệm vụ kiểm soát các hành vi của các quan lại. Chúng ta chỉ giới hạn ở mức bảo hộ cơ bản và đã không quan tâm đến việc cai trị cũng như tác động của nó lên sự phát triển kinh tế…”./.

Ph.T.Kh

Add a Comment

Your email address will not be published.