TẢN MẠN CUỐI TUẦN

nguyen-mong-tan-cong-tay-ha

TẢN MẠN CUỐI TUẦN

BÀI 1: GỞI ÔNG NHÀ VĂN.

Tôi đã từng đọc các tác phẩm văn học của ông. Mỗi khi đọc tôi lại cảm nhận được khí thế hừng hực của những chiến sĩ ngoài chiến trường. Thời kỳ ấy tôi yêu ông lắm. Yêu cái cốt cách của một nhà văn, yêu cái tinh thần dám xông vào những nơi lửa đạn để có những áng văn chương lay động lòng người, những áng văn chương có thể ví với những tiếng kèn xung trận.

Bẵng đi một thời gian, tôi không đọc tiếp các tác phẩm của ông. Bỗng hôm qua tôi thấy ông xuất hiện trên một clip, ông hung hăng thóa mạ những người đã ngã xuống vì đất nước. Thì ra, ông chỉ là một kẻ cơ hội. Tôi chứng minh tính cơ hội của ông để cảnh báo ông biết, nhé!

Những ngày xưa ấy, ông thấy khí thế cách mạng lên cao ngút trời, thế là ông xông vào viết ngày viết đêm để ca ngợi. Nhờ vậy mà ông đã được đứng đầu một Hội, rồi người ta cũng tặng giải thưởng này nọ cho ông. Nhưng khi người ta không bầu ông vào BCH Hội nữa và vì thế cái chức đứng đầu Hội cũng không còn, thì ông quay ra chửi để lấy lòng những kẻ lưu vong, những “chính khách xôi thịt”. Ông tưởng kỳ này “theo đóm để được ăn tàn”, bám váy chúng nó để may ra nó chia cho ông một miếng xôi miếng thịt (nếu chúng có dành được xôi thịt thật). Nhưng ông nhầm rồi, năm nay ông đã 85 tuổi, làm sao ông theo kịp đám trẻ. Ông có vỗ tay cổ vũ chúng nó thì nó cũng chỉ quăng cho ông một cục xương, nhưng ông còn răng cỏ đâu mà gặm.

Khổ thân ông! Già rồi còn kiếm chác gì được nữa, đáng lẽ cứ yên mà ngẩng cao đầu với vòng nguyệt quế. Bây giờ thì vòng nguyệt quế rơi xuống rồi. Lũ trẻ nó cười vào mặt ông. Hôm qua tôi thấy một cháu ở tuổi 8x nó nói với ông rằng, nó hết kính trọng ông rồi. Tôi cũng thế!

Tháng Ba 2017

Ph.T.Kh.

BÀI 2: NHỮNG KẺ PHẢN BỘI ĐỀU KHÔNG ĐÁNG TIN CẬY

Cần nói ngay để khỏi có sự hiểu lầm, tôi là một người không đảng phái, nhưng tôi thích lý tưởng của Chủ nghĩa CS. Dù cái lý tưởng đó vẫn còn xa mới thành hiện thực, nhưng ai cấm tôi mơ, nhất là một giấc mơ đẹp?

Trong phạm vi bài này tôi không nói về lý tưởng cộng sản mà nói về những kẻ phản bội. Những kẻ phản bội dù hắn đang đứng về bên nào ở thời điểm hắn phản bội đều không đáng tin cậy.

Những năm đầu thời nhà Lý, có Nùng Trí Cao, được vua Lý giao cho cai quản một vài trấn, huyện thuộc Cao Bằng ngày nay, nhưng rồi hắn phản bội, đem dâng đất của tổ tiên cho nhà Tống bên Trung quốc. Dù đã hàng Tống nhưng vua Tống vẫn không tin hẳn, vẫn phải chỉ dụ cho những quan quân của mình đề phòng kẻ bất trắc.

Đến đời nhà Trần, có Trần Ích Tắc, là một hoàng tử của nhà Trần nhưng cũng là một kẻ phản bội, theo quân Nguyên, khi quân Nguyên bị đại bại, bản thân Tắc cũng bỏ xác bên nước Đại Nguyên.

Dưới chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa có Hoàng Văn Hoan, một lãnh tụ cùng Việt Minh đánh Pháp, nhưng phản bội Tổ quốc, trốn sang Trung hoa mưu cầu xây dựng cơ nghiệp riêng. Nhưng sự nghiệp chẳng thành vì Trung quốc đã không xử dụng con bài này nên Hoan đã phải bỏ xác nơi đất khách quê người.

Vua Bảo đại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn, đã có chiếu thoái vị với câu nói nổi tiếng “Trẫm thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”. Ấy thế nhưng, mặc dù ông ta được Việt Minh trọng dụng, vẫn phản bội dân tộc, phản bội lời thề của chính mình và một lần nữa chịu làm nô lệ, để cho Pháp đưa về làm một ông vua bù nhìn. Mặc dù đã cúc cung tận tụy với ngoại xâm nhưng khi Mỹ thay thế Pháp, người Mỹ đã không còn tin dùng nên đã bị thay thế bằng Ngô Đình Diệm. Nhưng khi Mỹ thấy Ngô Đình Diện có những biểu hiện thiếu tin cậy thì Mỹ lập tức triệt hạ và đưa Nguyễn Văn Thiệu lên thay.

Vào những năm 1990, nước ta có Bùi Tín, Phó tổng biên tập của một tờ báo lớn của nhà nước ta, nhưng rồi hắn bỏ chạy sang Pháp, phản bội lại Tổ quốc và lý tưởng của mình. Tính đến năm 2017 này Bùi Tín vừa tròn 90 tuổi. Trải qua hơn 20 năm chạy theo ngoại bang, Bùi Tín đã vét sạch vốn liếng về thông tin cũng như kiến thức để bán kiếm sống. Sản phẩm cuối cùng mà Bùi Tín bán cho báo chi phương tây là bài bịa đặt và bôi xấu chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi một người Việt gặp hắn ở Paris, mới hỏi hắn:

  • Ông có nhớ nước không?
  • Nhớ lắm! Làm thế nào để có thể về? Hai tay chống cằm, đôi mắt ậng nước, hắn hỏi.
  • Khi ông đi thế nào thì ông về như vậy. Tức là khi ông đi, ông lên đài chửi nước, chửi nhân dân, nay ông muốn về thì lên đài xin lỗi nhân dân một tiếng. Người Việt có câu “đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh kẻ chạy lại”. Người ấy hỏi thêm về bài báo nói xấu Chủ tịch Hồ Chí Minh:
  • Ông không biết là bài báo cuối cùng của ông đã đụng chạm vào điều linh thiêng của người Việt hay sao?
  • Bản thân tôi, cũng tôn kính chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng…(hắn ngập ngừng một lát rồi nói tiếp), họ đã trả cho tôi hai ngàn đô la đó.

Thì ra thế, tên phản bội bán tất cả những gì mà hắn có, kể cả liêm sỉ cốt để có tiền sống nơi Paris hoa lệ và nuôi một người con gái tên H từ Hà Nội qua. Nếu có ai đó bảo hắn viết bài chửi cha mẹ hắn, chắc hắn cũng phải làm thôi. Chín mươi tuổi rồi, cái tuổi gần đất xa trời. Nếu có chết thì gởi xác lại xứ người như bao kẻ phản bội khác, lạnh lẽo lắm, nhất là lúc tuyết rơi. Nếu, còn sống cùng đất nước, thì khi chết, thế nào cũng có dòng chữ “vô cùng thương tiếc”. Nhưng ở xứ người, cái đám nó khai thác ông, nó chẳng có ân nghĩa gì đâu, vì với chúng, ông đã hết giá trị xử dụng rồi. Miếng chanh đã vắt hết nước!

Đừng bao giờ đặt niềm tin vào những kẻ phản bội. Khi một kẻ đã phản bội bạn của nó thì một lúc nào đó nó sẽ phản bội lại anh nếu anh tính kết thân với nó. Tất cả những kẻ phản bội là những kẻ cơ hội. Khi hắn không được thỏa mãn về cái gì đó ở phía bên này, hắn sẵn sàng chạy sang phía bên kia và ngược lại./.

Tháng Ba 2017

Ph. T. Kh.

(Hình ở đầu bài: quân Nguyên Mông tấn công Tây Hạ)

 

 

 

 

Add a Comment

Your email address will not be published.