TẢN MẠN CUỐI TUẦN – BÔNG HOA SEN VIỆT NAM

Hoa sen

Việc Quốc hội nước ta chọn hoa sen làm quốc hoa thật là chí lý.

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

(Ca dao)

Nước Việt Nam ta, nếu tính từ thế kỷ thứ nhất, khi mà Hai bà Trưng nổi dậy chống quân Nam Hán, đế nay đã trải qua 21 thế kỷ, tức là đà trải qua hai ngàn năm có lẻ, bông sen Việt Nam đã từng phải sống trong những vũng bùn, đó là sự xâm lược triền miên từ những thế lực mạnh nhất của thời đại. Nhưng sen vẫn một màu trinh nguyên, vẫn một hương thơm nhè nhẹ. Thử hỏi trên thế giới này có dân tộc nào mà đã từng chống lại không thiếu một hình thái chính trị xã hội tàn bạo đã từng hiện diện trên thế giới như chúng ta, đó là PHONG KIẾN, tiếp đến là THỰC DÂN, đến PHÁT XÍT, tiếp theo là ĐẾ QUỐC và HỌA DIỆT CHỦNG? Còn hình thái chính trị xã hội nào cao hơn thế mà ta chưa đương đầu? Còn kẻ thù nào mạnh hơn thế mà ta chưa gặp?

Và cũng có dân tộc nào trên thế giới, xuất thân là một dân tộc nghèo nàn, lạc hậu, chín mươi phần trăm là nông dân hai sương một nắng, chân lấm tay bùn, đôi khi cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, cho đến trước năm 1945, tám mươi phần trăm người dân không biết chữ. Vũ khí để chống lại những thế lực hùng mạnh trên thế giới chỉ là tinh thần quật cướng, ý chí dành độc lập cho Tổ quốc và vũ khí ban đầu chỉ là dao kiếm, gậy tầm vông, bàn chông, bẫy đá. Vậy mà chiến thắng cuối cùng lại không thuộc về những kẻ giầu và mạnh. Trong bùn lầy đó bông sen Việt Nam vẫn tồn tại và vẫn tươi thắm. Đó là gì, có phải là một dân tộc anh hùng?

Việt Nam của chúng ta là thế đó. Tiếc rằng có những người không nhận ra những đức tính tốt, đẹp và chất anh hùng đó của dân tộc, cũng không muốn chung tay vun đắp làm cho dân tộc ta vươn cao hơn, vươn xa hơn mà lại đang tiếp tay cho những kẻ thù chống lại dân tộc mình.

Ca dao của nước ta có câu:

Con không chê cha mẹ khó

Chó không chê chủ nghèo.

Vậy thì những kẻ quay lưng lại với dân tộc lại không có được tính cách của một con chó hay sao? Hàng ngày chúng vẫn ăn những hạt cơm của người nông dân Việt làm ra, đi trên những con đường, mặc trên mình những cái quần tấm áo do những người công nhân Việt làm ra, con cái họ vẫn do những người thầy giáo Việt rèn dậy nên người. Ấy vậy mà, lẽ nào họ lại biến thành một lũ người vong ân, bội nghĩa?

Để kết thúc, xin mượn hai câu thơ, trong bài thơ “Sen và Bùn” của nhà thơ Vũ Quần Phương như sau:

Sen thơm ngát đừng quên bùn sen nhé

Sen trắng sen hồng bùn vẫn nuôi em./.

Tháng Tám, 2017

Ph. T. Kh.

Add a Comment

Your email address will not be published.