Công ty không nên hoạt động vì lợi ích của chủ sở hữu

capitalism

TIẾP THEO KỲ TRƯỚC

Vấn đề thứ 2 – Công ty không nên hoạt động vì lợi ích của chủ sở hữu

Những điều họ nói với bạn:

Các cổ đông sở hữu công ty. Vì vậy các công ty nên hoạt động vì lợi ích của họ. Đây không đơn giản là sự tranh cãi về vấn đề đạo đức. Các cổ đông không được đảm bảo bất kỳ một khoản thanh toán nào cố định, không giống như các nhân viên (những người có mức lương cố định) và các bên có quyền lợi liên quan khác của công ty. Thu nhập của các cổ đông thay đổi tùy theo kết quả hoạt động của công ty. Điều này cho họ động lực lớn nhất để đảm bảo công ty hoạt động tốt. Nếu công ty bị phá sản, các cổ đông sẽ mất tất cả, trong khi các bên liên quan khác ít nhất cũng thu lại được một cái gì đó. Do đó, các cổ đông gánh rủi ro mà các bên liên quan khác trong công ty không phải gánh chịu. Điều này đã khuyến khích họ tối đa hóa hiệu quả hoạt động của công ty. Khi bạn điều hành một công ty vì lợi ích của các cổ đông, lợi nhuận của công ty (phần lãi còn lại sau khi đã trừ đi tất cả các khoản thanh toán cố định) được tối đa hóa. Điều này cũng tối đa hóa sự đóng góp cho xã hội của công ty.

Những điều họ không nói với bạn:

Cổ đông có thể là chủ sở hữu của công ty nhưng, là những người không trung thành nhất trong số “các bên có quyền lợi liên quan” của công ty, họ thường ít quan tâm nhất đến tương lai lâu dài của công ty (trừ khi họ mạnh tới mức họ thực sự không thể bán cổ phần của mình mà không gây hậu quả nghiêm trọng đến việc kinh doanh). Do đó, các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông hỏ hơn, muốn chiến lược của công ty phải tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn của họ, thường bằng cách hy sinh đầu tư dài hạn, và tối đa hóa lợi tức từ những lợi nhuận đó. Điều này thậm chí còn làm suy yếu các triển vọng lâu dài của công ty bằng việc giảm lợi nhuận giữ lại, khoản lợi nhuận có thể sử dụng cho việc tái đầu tư. Điều hành công ty vì lợi ích các cổ đông thường làm giảm tiềm năng phát triển lâu dài của công ty.

Lời bình:

Bạn có để ý, sau tên mỗi công ty đều có chữ Limited (L), đó chính là cái đã làm cho chủ nghĩa tư bản hiện đại trở thành hiện thực. Khái niệm “trách nhiệm hữu hạn – limited liability) ra đời, nó vẫn rất khó sử dụng cho mãi đến giữa thế kỷ XIX. Adam Smith, cha đẻ của của kinh tế học, và vị thánh của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, đã phản đối trách nhiệm hữu hạn, do các nhà đầu tư không nắm quyền quản lý trong công ty TNHH, vì vậy mà họ ít cảnh giác trong việc giám sát các nhà quản lý, vì rủi ro của họ đã bị giới hạn. Ông có một câu nói nổi tiếng rằng, “các giám đốc của các công ty (cổ phần)… là những nhà quản lý tiền của người khác chứ không phải tiền của chính họ, người ta cũng không thể mong đợi rằng những vị giám đốc này sẽ kiểm soát khoản tiền này với sự thận trọng cao…”

Đúng như Adam Smith nói, tôi đã thấy, có những ông chủ làm cho giá trị cổ phiếu công ty (tức là phần vốn của cổ đông) giảm dần xuống tới mức không còn ai muốn quan tâm đến cổ phiếu đó nữa. Ngược lại, phần giá trị mất đi của cổ phiếu đó, chính là phần đã chuyển vào một tài khoản ẩn thuộc quyền quản lý của vị giám đốc đó. Tức là, cổ đông thì nghèo đi, nhưng giám đốc thì giầu lên.

Nhưng, (có thể nói, trách nhiệm hữu hạn lại là động lực để phát triển chủ nghĩa tư bản), một trong những người đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của trách nhiệm hữu hạn đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản lại chính là Karl Marx, người được coi là kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa tư bản. Marx đã thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của mình khi gọi công ty cổ phần là “bộ máy sản xuất của tư bản chủ nghĩa trong sự phát triển cao của mình”. Ông nghĩ rằng, công ty cổ phần là một “điểm chuyển tiếp” sang chủ nghĩa xã hội mà ở đó nó tách quyền sở hữu ra khỏi quyền quản lý, từ đó có thể loại bỏ những nhà tư bản, mà không gây nguy hiểm cho những tiến bộ vật chất mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được.

Sự tiên đoán của Marx rằng chủ nghĩa tư bản mới dựa vào các công ty cổ phần sẽ mở đường cho chủ nghĩa xa hội, đã chưa trở thành sự thật, nhưng dự đoán của ông rằng, thể chế mới của trách nhiêm hữu hạn được phổ biến (generalized limited liability) sẽ đưa các lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản lên một trình độ mới, là cực kỳ chính xác./.

Kỳ sau: Vấn đề thứ 3

Add a Comment

Your email address will not be published.