GỞI NHỮNG KẺ VÔ LIÊM SỈ

Phan-Boi-Chau

GỞI NHỮNG KẺ VÔ LIÊM SỈ

Trong buổi Hội luận của KBCHN, ngày 16/1/2018, anh Nguyễn Mạnh Cường có đưa ra một thông tin rằng, một kẻ nào đó đã viết trong số báo Xuân của báo VIET STREAM, rằng chính Hồ Chí Minh đã chỉ điểm cho Pháp bắt giữ cụ Phan Bội Châu ở Trung quốc hay Nguyễn Ái Quốc đã làm gì đó không phải với cụ Phan Bội Châu. Đó là sự xuyên tạc lịch sử một cách rất rất vô liêm sỉ.

Bài viết dưới đây, tôi muốn được dạy cho những kẻ vô liêm sỉ đó một bài học về lịch sử nước nhà.

Cụ Phan Bội Châu và cụ Phan Châu Trinh đều là những chí sĩ yêu nước. Cụ Phan Châu Trinh muốn dựa vào Pháp để loại bỏ nền quân chủ. Cụ nói với cụ Phan Bội Châu: “Cái tệ quân chủ chuyên chế không trừ thì phục quốc cũng chưa phải là hạnh phúc”. Trong khi đó cụ Phan Bội Châu lại muốn “đánh đổ Pháp, chờ nước nhà độc lập rồi mới bàn đế việc khác. Lợi dụng nền quân chủ lập hiến để đánh Pháp.

Đó là nói về sách lược của hai cụ Chí sĩ họ Phan. Dưới đây là một số hoạt động của cụ Phan Bội Châu:

  • Năm 17 tuổi (1883), lấy cảm hứng từ những cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổ ra khắp nơi, cụ đã viết “Bình tây thu bắc”.
  • Năm 19 tuổi (1885), tổ chức “Thí sinh quân” có 60 người tham gia, sau đó bị Tây khủng bố nên giải tán.
  • Năm 20 tuổi (1886), cụ viết “Song Tuất lục”, kể về những sự kiện kháng Pháp xảy ra từ Giáp Tuất đến Bính Tuất.
  • Năm 31 tuổi, 1887, can án “Hoài hiệp văn nhập trường”, tức là đưa tài liệu vào trường thi như ta nói bây giờ. Nhưng đó là nỗi oan của cụ, sau này cũng đã được giải oan.
  • Năm 34 tuổi (1900), bắt tay vào cách mạng.
  • Nắm 1901 – 1903, rong ruổi khắp Bắc Trung Nam để tìm những người cùng chí hướng. Trong thời gian này cụ viết “Lưu cầu Huyết Lệ Tân thơ”, nêu lên kế hoạch ba điểm: a) Khai dân trí; b) Chấn dân khí và c) Thực nhân tài.
  • Năm 38 tuổi, 1905, sang Nhật, viết cuốn “Việt Nam vong quốc sử” Hoạt động tại Nhật và Việt Nam. Đến năm 1910, Nhật Pháp ký một Hiệp ước và Nhật trục xuất tất cả những nhà hoạt động của Việt Nam về nước. Phan Bội Châu phải qua Xiêm (Thái Lan) để tá túc.
  • Năm 1911, cách mạng Tân Hợi của Trung quốc thành công, Phan Bội Châu lại qua Trung quốc. Đến 1912 thì “Việt Nam Quang phục Hội” ra đời.
  • Ngày 24 tháng 12 năm 1913, Phan Bội Châu cùng với ông Mai Lão Bạng, (một giáo dân yêu nước), bị tên Đô đốc Long Tế Quang bắt và giam trong nhà ngục ở Quảng Đông.

Tôi muốn dừng lại ở điểm này để dạy cho những kẻ xuyên tạc một sự thật. Thời điểm cụ Phan Bội Châu bị bắt ở Trung quốc thì Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) đang từ Mỹ đi sang Anh quốc (1913). Cho mãi đến tháng 11 năm 1914, Nguyễn Ái Quốc mới sang Trung quốc thì Phan Bội Châu đã được thả ra, hai cụ có gặp nhau tại Trung quốc và trao đổi với nhau về con đường cách mạng. Nguyễn Ái Quốc ca ngợi cụ Phan là một nhà ái quốc, nhưng đường lối dựa vào người Nhật để đánh đuổi người Pháp là không thích hợp.

Sau đó, vào đến năm 1942, Nguyễn Ái Quốc mới bị Tưởng Giới Thạch bắt, mãi đến năm 1943, Nguyễn Ái Quốc mới đượ ra tù. Có một điểm tương đồng, là trong thời gian cụ Phan bị tù, cụ đã viết tập “Ngục trung thư”, còn cụ Nguyễn thì viết “Ngục trung Nhật ký”. Dưới đây là một bài thơ nôm trong “Ngục trung thư” của cụ Phan:

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu,

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,

Mở miệng cười ta cuộc oán thù

Thân nọ vẫn còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

 

Cụ Phan mất vào năm 1929, thì đến năm 1930, đảng Cộng sản Đông dương mới được thành lập. Như vậy các giai đoạn lịch sử do hai vĩ nhân lập nên đều không thật trùng khớp. Đó là điều tôi cần nói cho bọn xuyên tạc được rõ.

Tư liệu trên đều được trích từ cuốn “TỰ PHÁN” do cụ Phan viết, và đưa cho cụ Huỳnh Thúc Kháng đọc trước khi cụ Phan mất tại căn lều tranh ở Bến Ngự (Huế) năm 1929.

Tháng 1/ 2018

Ph. T. Kh.

 

Add a Comment

Your email address will not be published.