NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NÓI VỀ CHÚNG TA

A De Rhodes

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NÓI VỀ CHÚNG TA

  •  Paul Doumer, Toàn quyền Pháp tại Đông Dương từ năm 1896 đến năm 1902:

“Người An Nam chắc chắn là tộc người ưu trội hơn các dân tộc chung quanh. Người Cao Miên, Ai Lao và Xiêm La đều không thể chống lại được họ. Không một dân tộc nào trong Đế quốc các xứ Ấn Độ (Indochina) có những phẩm chất như họ. Phải tới tận Nhật Bản mới có tộc người có phẩm chất của người An Nam và giống như người An Nam. Người An Nam và và người Nhật Bản chắc chắn có mối thân tộc từ xa xưa. Cả hai đều thông minh, cần cù và dũng cảm. Người lính An Nam là một người lính giỏi, có kỷ luật và dũng cảm. Họ cũng là những người lao động mẫu mực, những nông phu giỏi việc đồng áng, những người thợ lành nghề, những nghệ nhân khéo léo và thông minh. So với các dân tộc khác ở châu Á, trên tư cách người thợ và người lính, người An Nam vẫn xếp cao hơn một bậc…Nếu người nào can đảm trước sự mệt mỏi, người đó sẽ can đảm trước nguy hiểm và trước cái chết” (Paul Doumer – sách “Xứ Đông Dương”, trang 92-93).

  • Francis Fukuyama (Triết gia Mỹ nói với BBC ngày 1/3/2018):

Việt Nam rất thú vị. Dường như với tôi họ không tạo ra cùng một kiểu độc tài đảng trị như Trung Quốc đang có. Vì vậy, có nhiều không gian hơn đối với giới bất đồng chính kiến và cho những người khác biệt tư tưởng ở Việt Nam, mặc dù nước này vẫn còn bị kiểm soát khá chặt chẽ.

http://nghiencuuquocte.org/2018/03/04/francis-fukuyama-viet-nam-lam-khac-trung-quoc/

  • Cha Alexandre De Rhodes (1591 -1660)

Là Cha đạo Thiên Chúa. Năm 1627 đứng ra lập giáo đoàn tại Bắc kỳ và Trung kỳ. Bị Chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Lan bắt, kết án tử hình (1645) nhưng sau chỉ bị trục xuất ra khỏi xứ.

Trong cuốn Lịch sử các triều Vua ở Bắc kỳ, xuất bản năm 1651 tại Pháp, A. De Rhodes đã viết về “Nền thương mại Đàng Ngoài đầu thế kỷ 17”, có đoạn:

“ Người xứ Bắc – gần như không thông thương gì với nước ngoài vì ba lẽ chính:

Lẽ thứ nhất vì họ không biết dùng địa bàn, không thạo nghề hàng hải; không bao giờ dám ra xa bờ hay núi quá tầm mắt. Lẽ thứ hai thuyền họ không bền được với sóng, bão, ván thuyền không đóng đinh (*), không có chốt mà chỉ có đai buộc, mỗi năm phải thay một lần. Lẽ thứ ba là vua không cho dân ra nước ngoài, sợ rồi quen ở lại buôn bán làm thiệt mất thuế của vua. Nhưng hàng năm, ngài cũng phái vài chiếc thuyền buôn sang Cao Man (Miên), Xiêm La vì hai xứ này không xa Đàng Ngoài là mấy và thuyền buôn cứ theo ven bờ mà đi không phải ra khơi…”

(*) Tôi có đọc một tài liệu, nói rằng nước ta có nhiều gỗ rất cứng, như gỗ lim chẳng hạn, nếu đóng đinh vào đó, gỗ chưa mục thì đinh đã bị mòn hết, họ nói rằng gỗ đã “ăn” sắt. Chắc vì vậy mà thuyền xưa không dùng đinh mà chỉ đánh đai.

Tháng 3/2018

Ph. T. Kh.  Chuyện 1 và 3 trích từ sách “Việt Nam từ thế kỷ 17”

Hình trong bài: Alexandre De Rhodes

Add a Comment

Your email address will not be published.