DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

Thích quang Duc

DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

Nước Việt Nam ta là một nước đa sắc tộc và cũng đa tôn giáo. Chưa nói đến sắc tộc, chỉ riêng tôn giáo thôi cũng đã có nhiều chuyện. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ ba trước công nguyên. Phật giáo Việt Nam có đặc tính dung hợp với các tín ngưỡng truyền thống như tục thờ ông bà, với trên bốn mươi triệu tín đồ (theo thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam), các phật tử thực sự đã đồng hành cùng dân tộc qua những thăng trầm của lịch sử. Tuy nhiên Phật giáo chưa bao giờ là quốc đạo như một vài nước khác quanh ta, bởi vì nhân dân ta không chỉ đề cao phật tính trong mỗi con người mà còn hòa đồng với các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo, Cao đài và Thiên chúa giáo.

Trong mỗi giai đoạn lịch sử, vấn đề tôn giáo lại nổi lên khi thì tích cực, lúc lại tiêu cực. Thậm chí, tôn giáo không chỉ là tín ngưỡng của một số người, của một cộng đồng nào đó mà nó được xử dụng vào mục đích chính trị ngoài tín ngưỡng.

Các giáo phái có lúc mạnh lúc yếu, song chỉ có Thiên chúa giáo là luôn nuôi mộng Ki-tô hóa dân tộc và chính quyền. Thấy trước âm mưu đó, triều đình nhà Nguyễn đã ra sức ngăn cản các giáo sĩ phương tây thực hiện công cuộc truyền đạo.

Năm 1833, vua Minh Mạng đã có chỉ dụ cấm đạo Thiên chúa hoạt động, song vì các nhà truyền giáo ỷ vào các quan thực dân Pháp nên có những hành động coi thường nhà vua, vì vậy ngày 6 tháng 1 năm 1836, triều đình lại ra một đạo dụ mới để hạn chế hoạt động của những nhà truyền giáo. Khi vua Thiệu Trị lên ngôi, việc đối xử với các nhà truyền giáo phương Tây có vẻ ôn hòa hơn, song vì thực dân Pháp vẫn không ngừng gây hấn. Trong một trận thủy chiến của quân Pháp tại Đà Nẵng, mặc dù quân triều đình thua, nhưng cũng đã có nhiều lính Pháp bị bắt, vua Thiệu Trị ra lệnh xử tử tất cả lính Pháp đã bị bắt. Khi vua Tự Đức lên ngôi, việc cấm đạo Thiên chúa càng gắt gao hơn, khi một người trong hoàng tộc là An Phong Công Hồng Bảo, dựa vào Pháp và các giáo sĩ âm mưu tiếm ngôi vua, nên chỉ trong 12 năm (1848-1860), triều đình đã xử tử 25 giáo sĩ nước ngoài và 120 giáo sĩ người Việt ở cả hai miền nam và bắc.

Trong số các cha đạo, nổi bật nhất là cha Pierre Hữu, hay còn gọi là cha Sáu hay cha Lục (1829-1899), ban đầu chỉ là một trợ tế, sau đó ông ta đã lập nên trong địa phận công giáo huyện Kim Sơn (Ninh Bình) một thể chế riêng như “một nhà nước thật sự trong nhà nước”. Trải qua bao thăng trầm, cuối cùng thực dân Pháp đã giao cho cha một vai trò chính trị hàng đầu trong mối quan hệ giữa các quan lại Việt và quan cai trị Pháp, lúc đó ông ta đã được phong linh mục chánh xứ Phát Diệm, từ đó ông ta bắt đầu xây dựng quyền lực. Những năm sau, ông ta ra sức củng cố vị thế của mình, từ Phát Diệm ông ta tiến ra kiểm soát một vùng then chốt ở châu thổ sông Hồng, gần Thanh Hóa. Ông ta đã từng tuyên bố rằng, hạt công giáo do ông ta cai quản dứt khoát không có chuyện chia sẻ quyền lực. Thời đó các quan huyện ở Yên Mô, Kim Sơn (Ninh Bình) chỉ có quyền uy trên danh nghĩa.

Đó chính là sự tiếm quyền của các cha cố, can thiệp vào công việc triều chính của một nhà nước quân chủ.

Nhà cầm quyền thuộc địa dành nhiều đặc ân cho các cha cố và quan lại của Pháp. Ngoài việc xử dụng các cha cố, thực dân Pháp còn dùng các tên tay sai người Việt để chống phá các phong trào yêu nước của dân ta như Nguyễn Hữu Độ cùng với cha Pierre Hữu, đàn áp phong trào Cần Vương trong ba mươi lăm năm.

Cách mạng tháng Tám năm 1945, chế độ dân chủ cộng hòa được thiết lập, chế độ cai trị của thực dân Pháp không còn trên miền bắc Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 trở ra. Bằng nhiều cách, Pháp đã tổ chức cho hàng triệu người công giáo miền bắc di cư vào nam, hòng tạo được một số dân lớn, nếu có tổ chức tổng tuyển cử thì, chính số giáo dân này sẽ là một lượng cử tri đáng kể. Nhưng chính việc đưa những giáo dân miền bắc di cư vào nam đã tạo ra mâu thuẫn xã hội giữa những người di cư và những người dân đã định cư từ trước. Ngay trong giới quân sự cũng tạo nên nhóm sĩ quan miền bắc di cư đứng đầu là tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Ngọc Loan, ỷ thế gia đình họ Ngô đối địch với bên mên miền nam đứng đầu là tướng Nguyễn Văn Thiệu. Người dân bắc di cư còn trở thành lá chắn sống nhằm ngăn chặn bước tiến quân của quân giải phóng, bởi mỗi cửa ngõ vào Sài gòn đều có một cộng đồng người bắc di cư án ngữ như ở Hố Nai, Định quán, Phú Lâm chẳng hạn.

Miền bắc được hoàn toàn giải phóng, những giáo dân còn ở lại vẫn được tiếp tục hành đạo, không phân biệt lương hay giáo trong bất kể lĩnh vực nào. Nhiều giáo dân đã có những đóng góp lớn lao cho công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, như anh hùng lao động Hoàng Hanh, một giáo dân kính chúa và yêu nước.

Ở miền nam, ông Ngô Đình Diệm được sự hậu thuẫn của người Mỹ và giáo hội công giáo, được đưa về nước, hất cẳng vua Bảo Đại, lúc đó đang là Quốc trưởng, để xây dựng nền đệ nhất cộng hòa, ông ta chủ trương Công giáo hóa xã hội miền nam, vì vậy mới có các cuộc đàn áp các giáo phái khác không phải là Thiên chúa giáo.

Công cuộc đàn áp các giáo phái nặng nề nhất phải kể đầu tiên là Phật giáo. Những ai đã từng sống ở miền nam Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1963, đều không thể quên được những chiến dịch đàn áp Phật giáo, dẫn đến vụ tự thiêu của Thượng tọa Thích Quảng đức để phản đối chính sách tôn giáo của họ Ngô, cũng như đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, đỉnh điểm là vụ giết chết ông Trịnh Minh Thế, người đứng đầu lực lượng vũ trang Cao Đài, Tây Ninh, ngày 3 tháng 5 năm 1955. Ai đã giết Trịnh Minh Thế là một câu hỏi còn đang bỏ ngỏ. Có tin, viên thiếu ta tình báo Pháp ở Đông Dương là An-tô-ni Sa-va-ni, trước khi chết ở Pháp đã trối trăng lại rằng, chính ông ta đã tổ chức giết Trinh Minh Thế tại cầu Tân Thuận, người trực tiếp bắn là một viên trung úy của quân đội VNCH vô danh tiểu tốt.

Từ năm 1975 đến nay, trong cả nước chẳng có một cuộc đàn áp tôn giáo nào, đặc biệt là Thiên chúa giáo bởi chính phủ Việt Nam hiện nay. Ngược lại đã có một số cuộc gây rối, do một số linh mục Công giáo gây ra như vụ Formosa, vụ giáo xứ Thọ Hòa, giáo xứ Vinh, làm cho cuộc sống bình yên của nhân dân ở những địa phương đó bị những kẻ khoác áo linh mục làm đảo lộn. Thậm chí đức Tổng giám mục Thiên chúa giáo tại Việt Nam phải cho ông cha Duy Tân ở Thọ Hòa phải thôi không được làm mục sự, trở về làm một người dân thường. Tổng số tín hữu Thiên cháu giáo ở Việt Nam tính đến nay có tổng cộng khoảng 4 triệu người, cộng thêm gần 10 ngàn giáo sĩ và tu sĩ, như vậy so với 90 triệu dân Việt thì con số đó là nhỏ, bằng một phần mười tín đồ Phật giáo.

Tôi nghĩ, khi thời còn mồ ma thực dân Pháp, đã từng ưu ái, từng dựa vào một số giáo dân và linh mục để chống lại cách mạng Việt Nam, cũng như sau năm 1954 được Mỹ hỗ trợ, Ngô Đình Diệm tích cực thực hiện Công giáo hóa xã hội miền nam mà vẫn không thành công. Chẳng những vậy, việc làm thất nhân tâm của Ngô Đình Diệm thậm chí còn không được Mỹ chấp nhận, nên đã xảy ra cuộc đảo chính vào tháng 11 năm 1963, dẫn đến cái chết thảm thương của anh em ông Diệm, dưới bàn tay của chính những kẻ đồng hội đồng thuyền. Thử hỏi, thực dân đế quốc đều đã bị buộc cút khỏi đất nước ta, thì còn ai có thể nâng đỡ cho những kẻ muốn làm loạn, muốn phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân, mà các người còn nuôi ảo vọng.

Ngày xưa đã không làm được thì ngày nay càng không làm được. Chính các linh mục ở một vài giáo xứ nào đó đã nổi loạn, là người làm mất uy tín của giáo hội Thiên chúa giáo, làm hoen ố hình ảnh đức chúa Jesus chứ đâu các vị có làm sáng danh Chúa? Chính các vị đã làm cho những người dân lương thiện nhìn các tín đồ Thiên chúa giáo một cách thiếu thiện cảm. Trong con mắt họ, các vị là một đám phản loạn, không hơn!

Tháng Bảy, 2018

Ph. T. Kh.

Hình trong bài: Tư liệu trên internet

Add a Comment

Your email address will not be published.