Năm Hợi nói chuyện Con heo

Tranh lợn

Năm Hợi nói chuyện Con heo

         Lợn (heo), từ vài ba ngàn năm trước đã được thuần dưỡng và chăn nuôi ở nước ta. Ở thôn quê một thời chưa xa lắm, nhà nhà nếu không quá nghèo đều nuôi lợn. Giầu nuôi chó- Khó nuôi heo, đấy là một cách chắt chiu dành dụm của nhà nông, phòng nhừng dịp phải chi tiêu như ốm đau, ma chay, hiếu hỉ.

Có lẽ vì hình dáng và lối sống không vừa mắt với cộng đồng, người ta chê lợn dủ điều, bẩn như lợn, lười như lợn, … đáy là lỗi của người, thử thả rông xem nào. Nhiều điều xấu khác nói về lợn lại là gán ghép, có khi còn vu oan cho lợn nữa. Ai có bộ măt béo tốt mà không được ưa thì bảo như mặt lợn. Ngay khi người ta dùng thủ lợn luộc để cúng thần linh (tức là họ trọng, họ quý), thế mà ghét bỏ nhau họ lại nói “thao láo như mắt lợn luộc”. Chưa hết, ngày nay lợn còn chịu thêm điều tiếng thị phi: có lòng tà dâm thì goi là con lợn lòng, truyên khiêu dâm, phim ảnh đồi bại, hoàn toàn là chuyên của con người, thế mà người ta lại đổ lỗi cho lợn mà gọi đấy là truyện con heo, phim con heo? .

Đành rằng lợn cũng có khuyết điểm nhân vô thập toàn mà, nói chi đến lợn , đó là tính háu ăn . Chưa đúng hẳn, đã là động vật loài nào chả háu ăn kể cả loài người (như các quan tham ý), chỉ có khác nhau là biết kiềm chế . Lợn chỉ có khuyết điểm đã háu ăn lại không biết kiềm chế:

                 Đang khi tắt lửa cơm sôi

                 Lợn kêu. Con khóc. Chồng đòi tòm tem

Trong hoàn cảnh ngặt nghèo của cô chủ như vây, con đòi quyền lợi con, chồng đòi quyền lợi của chồng, thế mà lợn lại trở thành đồng phạm đòi quyền lợi của lợn.

May mà cô chủ tháo vát lại đôn hậu nữa

                  Bây giờ lửa đã được nhen

                   Lợn no. Con ngủ. Tòm tem   … thì tòm

Thở phào một cái, tội của lợn cũng nhẹ đi!

Đấy tội trạng của lợn chỉ có bấy nhiêu

Chỉ có vậy, thế mà có người còn khinh lợn, bảo ngu như lợn!.  Sai, hoàn toàn sai.  Lợn rất thông minh, rất tài giỏi. Lợn hoạt động trong mọi lĩnh vực, khắp nơi mọi chốn.

+Trong hoạt động kinh tế tài chính.

Lĩnh vực này là … chân trái mà lại là chân trước ăn chân sau, cho nhau chân trước – chân trước đẹp mã nhưng ít thịt, chân sau xấu mã nhưng nhiều thịt) nên lợn chỉ cử đại diện là ,,. “con lợn đất” đến hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Con lợn đất nung (sau này là những vật liệu khác). buổi đầu dành cho những người nghèo có thu nhâp ít ỏi và bấp bênh, họ tích lũy để chi dùng khi cần phải chi tiêu.  Ngày nay con lợn đất vẫn còn là một hình thức giúp trẻ nghèo tích cóp những khoản tiền chúng có như tiền lì xì trong dip tết, bớt chút tiền ăn sáng … Những đồng tiền tích cóp này có thể chi trong nhưng dịp khai trường, đóng học phí, mua giấy bút …và nói chung con lợn đất tạo cho trẻ bất kể giầu ngheò có ý thức tiết kiệm.

[Hũ gạo nuôi quân. Nói vơ vào một chút, đây là một phong trào do  Hội Phụ nữ Cứu quốc VN phát động từ cuối năm 1946 ; Mọi gia đình mỗi bữa nấu ăn hãy bớt một nắm gạo cất vào cái hũ (thay cho con lợn đất ) để góp phần nuôi quân đáy có phải là bản sao của con lợn đất ?]

+ Trong phim ảnh.

Người mượn hình hài của con lợn là Trư Bát Giới, Đến cuối cùng cuộc hành trình cũng là cuối đời của mình, tuy không trở thành Phật. thành La hán (không biết Trư có mong ước không?), nhưng Trư được phong là “Tịnh đàn sứ giả” (công việc: lau dọn bàn thờ). Đó là chức vụ, đã có chức là có quyền (lợi): được ăn thỏa thích những hoa quả cuả người ta mang đến lễ. Phải chăng với Trư đây cũng “đắc đạo” khi theo phò Tam Tạng.

+Trong văn chương.

Có môt nhân vật mang danh Trạng. Mặc dầu Trạng ta xuất thân làm nghề thịt lợn, không đỗ đạt gì. Nhưng do tài trí và công lao lớn nên Trạng vẫn được vua phong Chân Trạng nguyên, và tước cao đến Thượng Quốc công. Công lao của Trạng đâu phải ít: Lập công trong việc cứu nguy, chế áp gian thần, phò tá vua. Khi là một vị tướng cầm quân Trạng cũng có nhiều chiến tích trong việc dẹp giặc. Là một sứ thần Trạng cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khiến vua quan nước đón sứ cũng phải nể phục… Vị Trang đang nói đã được trình bày trong tác phẩm văn hoc vừa đậm đà mầu sắc dân gian, lại vừa giàu chất bác học, tác phẩm này mang tên TRẠNG  LỢN

+ Trong hội họa.

Tranh Đông Hồ là dòng hội họa đặc biệt của nghệ thuật Việt Nam. Không biết tại sao các cơ quản lý văn hóa của nước ta không đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. ? Chỉ xin dẫn một bức tranh trong dòng tranh này bức Đàn lợn âm dương. Tranh vẽ một lợn mẹ cùng những chú lợn con béo khỏe, vững chắc thể hiện ước nguyện về một cuộc sống no đủ, sung túc. Ngoài ý nghĩa tình mẫu tử, tình cảm mẹ con, bức tranh còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống (quy luật sinh tồn của tín ngưỡng phồn thực) trong sự hòa hợp âm dương để cùng phát triển. .

+ Trong thơ.

Thơ viết về lợn thì nhiều vô kể, chỉ trích dẫn thơ của cụ Tam nguyên Yên đổ.

Tứ thời bát tiết canh chung thủy

Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang.

Câu đối chữ nho mầ chưa ai dám dịch, có phải vì có bát tiết canh và    đôi bầu dục nó đã chặn lối, làm khó cho người dịch .

Cụ còn “nâng cấp “cho lợn, khi gửi thơ thăm hỏi ông bạn thân Bùi văn Quế (người Châu Cầu, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) nơi ông đang bị  lụt . Đành rằng cụ xếp bạn đứng đầu vì chủ đề của thơ hỏi thăm bạn

                    Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu,
Lụt lội năm nay bác ở đâu?
Mấy ổ lợn con rày lớn, bé?…

Tiếp đến đối tượng thứ hai cụ hỏi thăm là mấy ổ lợn con Cụ đặt lợn trên vợ con của bạn và quên hỏi thăm luôn các đối tượng này.

Nâng cấp con lợn thế này vẫn chưa hẳn là cao

Sau cụ cả trăm năm vào khoảng thập kỉ 70, 80 của thế kỉ trước có một chuyện khác về lợn. Thời kỳ dó nền kinh tế của nước ta gặp rất nhiều khó khăn, hàng hóa đắt đỏ, lương thực, thực phẩm khan hiếm , giá cả tăng vọt .Phe này chủ trương  Đem giá vào lương nhằm phần nào cải thiện cho những người làm công ăn lương. Nhưng lạm phát phi mã , phe kia phản pháo: Đem lương bù giá . Đứng ngoài tranh luận, chắc nhiều người còn nhớ những người làm công ăn lương, họ tự cứu mình nên đã thực hiện một phong trào nhà nhà nuôi lợn , người người nuôi lợn. Chuyện cười ra nước mắt: Có một vị G.S (không nêu tên vì nó chỉ là giai thoại) còn bảo: Đừng nói ta nuôi lợn, mà phải nói Lợn nuôi ta !. Các vị có chữ thì hay lí luận. Dân gian thì bình dân hơn, nhưng cũng độc đáo hơn, trào lộng hơn, họ gọi lợn là “Bạn lớn” (lợn bán).

Trên các phương tiên truyền thông từ “Bạn lớn” nó trang trọng thế nào thì mọi người đều biết.

+  Trong sứ mệnh ngoại giao.

Hãy hỏi một vị Tổng thống: Sơn hào hải vị thiếu gì, đi đến thăm nước nào mà chả có quốc yến nhưng sao ông lại thích ăn bún? Đành nhẽ là thế, cái thích là tùy tâm, nhưng sao ông không chọn bún đậu mắm tôm, bún ốc, bún riêu cua, bún cá, bún bò, thậm chí bún của giới thượng lưu là bún thang, mà lại chọn Bún Chả (?). Thấy chưa, rõ ràng riêng điều này Lợn đã lên ngôi.  Nhưng đâu chỉ có thế. Lợn đã xả thân minh ra góp phần vào công tác ngọai giao. Là cầu nối, là đại sứ … góp phần đưa mối quan hệ giữa hai quốc gia trong quan hệ đốí tác chiến lược lên tầm cao mới, vì sự an ninh khu vực và an ninh toàn cầu !

Thôi tạm ngừng, lan man thì đến Tết Con Lợn (Kỷ Hợi 2019) cũng chưa hết chuyện.  Tuy nhiên cũng cần hỏi thêm, con người đã vùi dập con lợn xuống đất đen 3 chìm 7 nổi, cũng con người lại đưa con lợn lên tận chín tầng mây xanh. Vây chỗ đứng dích thực của con lợn là ở đâu?

Câu hỏi này khó quá .

Lại phải lần tìm sử sách, Có lẽ câu thơ sớm nhất chưa chịu hoàn cảnh khách  quan của thời gian , phe phái của con người chi phồi khi nói về lợn, có thể  là câu thơ của Nguyễn Trãi  (13801442):

….  Dài hàm, nhọn mũi, cứng lông,
Được dưỡng vì chưng có thuở dùng
….

Rõ ràng nuôi lợn chỉ có mục địch có thuở dùng (ăn thịt).

Vậy thì năm hết, têt đến hãy cho chúng quay về trang trại  để chúng thực thi nhiệm vụ giúp nhà báo Trương Đăng Tuấn (nguyên Phó tổng giám đó VTV) thực hiện chương trình “Bữa cơm có thịt” cho các trẻ em miền núi

Giúp các hộ nghèo gặp thiên tai bão lũ vừa qua , mất người thân, mất nhà cửa , ruông vườn … vẫn có được một cái tềt , Đành rằng bữa cỗ tết có thể không có nồi măng, nồi thịt đông , giò chả, đôi ba cặp lạp xường  …thì ít nhất cũng có cặp bánh chưng.

Đói ngày giỗ cha – No ba ngày!..

Thương lắm người ơi!

T T – Phổ

Add a Comment

Your email address will not be published.