CON HỔ GIẤY

Hổ giấy

CÂU CHUYỆN HÔM NAY

Phân 2- CON HỔ GIẤY

Trong rất nhiều năm, Mao Trạch Đông gọi đế quốc Mỹ là “con hổ giấy”.

Mao Trạch Đông đưa ra học thuyết “ba thế giới”, Mỹ và Liên Xô thuộc thế giới thứ nhất, phải chống; châu Âu và các nước phát triển thuộc thế giới thứ hai; còn lại các nước đang phát triển, trong đó có TQ là thế giới thứ ba, thế giới này do TQ lãnh đạo. Học thuyết này thực chất là muốn lôi kéo các nước nghèo chống lại hai siêu cường – Mỹ và Liên Xô.

Thực ra Trung quốc chỉ mới đối diện với đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên dưới khẩu hiệu “kháng Mỹ viện Triều”, và cuộc chiến chỉ diễn ra trong ba năm (1950-1953) thì đình chiến. Nhưng với người Trung quốc trong đầu họ sẵn có tư tưởng cũng như cách hành xử của hoàng đế Trung hoa, đó là đối với nước nhỏ hơn thì coi như các “phiên thuộc”, phải nhận sắc phong từ Thiên triều, chịu sự triều cống hàng năm.

Một số nước láng giềng của Trung Quốc từ nhiều thế kỷ đã trung thành với trật tự thế giới “Hoa vi trung” (Trung Quốc là trung tâm của vũ trụ). Chỉ có nước Nhật, trật tự thế giới riêng của họ là Nhật Hoàng, một nhân vật được quan niệm là người trung gian giữa người và thần thánh, tựa như Thiên tử.

Thiên Hoàng Minh Trị và định hướng theo công nghệ phương tây đã làm cho kinh tế Nhật Bản phát triển đáng kinh ngạc. Năm 1863, Lý Hồng Chương, của triều đình nhà Thanh đã viết: “Sức mạnh của họ (Nhật) là mở rộng hàng ngày, tham vọng của họ là không nhỏ…”.

Trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật cho đến ngày nay vẫn còn nhiều khúc mắc chưa giải quyết cả về lãnh thổ cũng như về ngôi vị trên thế giới.

Đối với những nước có tiềm năng kinh tế và quân sự mạnh như Mỹ hay Liên Xô, Trung quốc có thái độ “xù lông nhím”, mỗi khi có ai đó đề cập đến khả năng chiến tranh có thể xảy ra giữa hai nước. Cho nên chẳng lạ gì, Mao Trạch Đông đã gọi Mỹ là “con hổ giấy”, sau này cũng gọi Liên Xô như vậy.

Trong buổi tiếp Gromyko, bộ trưởng ngoại giao của Liên Xô thời đó, Mao Trạch Đông đã làm cho Gromyko “choáng toàn tập” (nguyên văn trong sách của Kissinger): “Tôi cho rằng quân Mỹ có thể đi xa đến mức khai chiến chống lại Trung Quốc. Trung quốc phải tính đến khả năng này… Nếu Mỹ tấn công Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân, quân đội Trung Quốc sẽ phải rút lui khỏi những vùng biên giới vào sâu hơn trong nước. Họ phải lôi kéo quân thù vào sâu hơn như thế chính là để kẹp chặt các lực lượng Mỹ bằng gọng kìm ngay trong lòng Trung Quốc…”. Đó là các nhìn nhận đế quốc Mỹ chỉ như một “con hổ giấy”!

Đến khi Trung Quốc muốn kéo Mỹ về phía mình để chống lại Liên Xô nhằm trở thành người lãnh đạo của phe XHCN, thì câu nói trên lại dành cho Liên Xô. Mao Trạch Đông nói với Kissinger: “Liên bang Xô viết đã cho thấy một mối đe dọa toàn cầu cần phải được chống đỡ trên toàn cầu. Không cần bất kỳ quốc gia nào khác có thể làm gì, Trung Quốc sẽ chống lại một cuộc tấn công ngay cả nếu các lực lượng Trung Quốc phải rút sâu vào trong nước để chiến đấu chiến tranh du kích…”.

Đến năm 1972, Trung Quốc quyết tâm lôi kéo Mỹ về phía mình để chống Liên Xô và “Cuba phương đông”, danh xưng mà TQ gán cho Việt Nam. Trung Quốc lại chuyển danh xưng “con hổ” từ Mỹ sang cho Liên Xô, và trận đánh Việt Nam năm 1979 ngoài việc “dạy cho VN một bài học” còn thêm một một mục đích là “sờ mông cọp” coi nó phản ứng thế nào.(Còn nữa)

Ngày 10/4/2019

Add a Comment

Your email address will not be published.