NGƯỜI GIÀ CHIÊM NGHIỆM (153)

Ngô đình Diệm
NGƯỜI GIÀ CHIÊM NGHIỆM (153)
Có bạn bảo tôi, rằng không nên nói về quá khứ nữa, phải thực hiện chính sách “hòa giải hòa hợp dân tộc” của nhà nước mình. Kể cũng phải, trong một gia đình mà mọi thành viên đều hòa thuận, trong ấm ngoài êm thì sướng quá rồi. Nhưng nếu vẫn có một đám người, ngày đêm chọc phá, bày chuyện châm chọc chia rẽ, chẳng muốn hòa hợp, hòa giải; hàng ngày vẫn lên các phương tiện thông tin đại chúng mà bôi nhọ, mà chửi, mà chê bai… nhà nước ta, dân tộc ta, những người này (trong và ngoài nước đều có) có đáng để chúng ta phải nhún nhường, trong khi “cây muốn lặng mà gió chẳng dừng” thì có đáng để chúng ta im lặng. Tôi có cảm nghĩ rằng những lời khuyên ấy có ý, rằng chúng ta hãy buông súng đi, để mặc cho họ chống, họ phá.
Trong cuộc tranh đấu, bao giờ cũng vậy, nếu ta lùi thì địch tiến. Cho nên nhà nước phải đưa ra quyết sách “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”, buông lơi đấu tranh là thua.
Bài hôm nay tôi muốn phản bác lại cái luận điệu là những công chức nhà nước của ta kết bè kéo cánh, con ông cháu cha. Thì đây, Từ cái đệ nhất đến đệ nhị cộng hòa đến ngày chúng sụp đổ, cái “chính quyền VNCH” đã kết bè kết cánh như thế nào?
Trước hết nói về “Đệ nhất CH”. Sau khi Pháp rút quân khỏi Đông Dương, cựu hoàng Bảo Đại vẫn sống ở Pháp, trong khi đó Ngô Đình Diệm sống ở trường dòng Lakewood của bang New Jersey và trường dòng Ossining ở bang New York. Ngày 16/6/1954, Bảo Đại mời Ngô Đình Diệm về nước làm Thủ tướng thay cho Nguyễn Văn Tâm. Ngày 7 thàng 7 năm 1954, Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ mới, nội các gồm 18 người.
Sau khi lên làm Thủ tướng, Diệm đã ra sức loại bỏ các tướng trẻ được Pháp đào tạo như Nguyễn văn Hinh, Nguyễn văn Vỹ, một số tướng vì không muốn bị loại nên đã từ bỏ quốc tịch Pháp, trở lại quốc tịch Việt như Lê văn Kim, Trần Văn Minh, Mai Hữu Xuân và Trần Văn Đôn. Trong số tướng tá do Pháp đào tạo, Diệm chỉ tin dùng một ông tướng già và bất tài là Lê Văn Tỵ, làm cho các tướng có nguồn gốc Pháp không phục, muốn chiếm quyền. Cuối cùng Diệm loại bỏ cả chức Quốc trưởng của Bảo Đại, tự phong Tổng thống của cái Đệ nhất CH, bằng một cuộc trưng cầu dân ý gian lận.
Vì có sự manh nha lật đổ tướng Lê Văn Tỵ nên Diệm phải phong tướng cho một loạt đại tá trẻ như Dương Văn Minh, Trần Văn Minh, Dương Văn Đức. Tuy nhiên toàn bộ quyền lực quốc gia nằm trong tay gia đình họ Ngô, ngoài Ngô Đình Diệm còn Ngô Đình Nhu và vợ, ở Huế có người em thứ 8 là Ngô Đình Cẩn, được người đời thời đó gọi là “lãnh chúa miền Trung”. Chỉ một cái hỗn danh như thế đủ biết bản chất của “cậu út Cẩn” là như thế nào. Dân ta không ai không nhớ về cái chế độ “gia đình trị” đó.
Thời của cái “Đệ nhất cộng hòa’ là một chế độ tàn ác nhất. Luật 10-59 đã cho phép chính quyền lê máy chém đi khắp miền nam, và đã có hàng triệu cái đầu đứt lìa dưới cái lưỡi dao máy chém đó. Rồi thì dồn dân vào ấp chiến lược, rồi đàn áp các giáo phái, âm mưu đưa Thiên chúa giáo lên thành quốc đạo. Về vấn đề này tôi đã đề cập đến ở các bài trước, nên không nhắc lại nữa.
Khi còn làm quan triều Nguyễn, Ngô Đình Diệm đã có công giúp Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa Xô Viết Nghệ Tĩnh của những người nông dân năm 1930-1931, sau khi thấy Pháp thất thế, Diệm tìm gặp ông Cường Để, tính chuyện dựa vào Nhật để chống Pháp; mưu cơ bị lộ, Diệm bị Pháp bắt. Con đường Diệm đi với Mỹ để chống Việt Minh là tất yếu, của một kẻ luôn dựa vào ngoại bang để mưu cầu danh lợi.
Sau khi Dương Văn Minh lật đổ Ngô Đình Diệm và cho người giết chết cả hai anh em Diệm thì bên kia Thái bình dương, người Mỹ cũng chưa công nhận chính quyền mới do Minh lớn đứng đầu. Lý do, theo ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Dean Rusk muốn ngăn chặn dư luận thế giới rằng Mỹ đã can thiệp và Minh lớn cùng các tướng lĩnh khác chỉ là bù nhìn của Mỹ.
Mỹ đã chối bay chối biến sự dính líu cũng như vai trò đạo diễn cuộc đảo chính lật đổ chính quyền nhà Ngô. Thực ra Hoa kỳ đã liên hệ sâu xa vào (cuộc đảo chính) và có thể nói rằng âm mưu đó đã được sự phê chuẩn của Tổng thống Kennedy./.
Hình trong bài: Ngô Đình Diệm và người đại diện kẻ đã đưa ông ta về nước “chấp chính”
Ngày 23/3/2020
Ph. T. Kh.

Add a Comment

Your email address will not be published.