PHẦN 2 – CÂY LAN VÀ HOA CỦA NÓ
HOA LAN (Tiếp theo)
Hoa của loài Cattleya có ba lá đài hẹp đồng nhất. Lá đài trên được gọi là lá đài sau, hai lá đài còn lại chỉa sang hai bên của môi ta gọi là lá đài bên. Phía trước của ba lá đài là ba cánh hoa rộng mở, song một trong ba cánh hoa được gọi bằng một cái tên khác, đó là môi hoặc cánh giữa. Môi có ba thùy với hai thùy bên xoắn về phía trước tạo thành một vật như cái ống khói gắn liền với trụ hoa. Thùy giữa của môi có rất nhiều màu đối với lan Cattleya và có diềm xếp nếp và gợn sóng. Họng cúa môi thường có vệt màu vàng. Đầu của trụ hoa chỉ nhìn qua khe hẹp của họng và hai thùy bên phải được lấy ra mới nhìn thấy trụ hoa. Tuy thế mà, những cấu trúc không dễ thấy lại là những đặc điểm quan trọng của tất cả các loài lan. Trụ hoa hơi cuộn lại và mở rộng về phía đầu của nó, mang trên nó là những hạt phấn hoa hợp thành 4 khối màu vàng như ta biết đó là khối phấn. Khối phấn được bao phủ bởi nắp phấn một cách lỏng lẻo. Phía trước, trụ hoa thon nhọn như cái móc câu được gọi là mỏ và dưới cái mỏ này là những cái hốc dính đầu nhụy.
Những loài lan khởi đầu cho ngành công nghiệp về lan ở Đông nam Á và sau đó thì thúc đẩy những hoạt động thương mại về lan ở Hawaii là loài Vanda Miss Joaquim, một loài lan lai ra hoa liên tục dưới ánh nắng mặt trời. Hoa lan Miss Joaquim có cánh xoắn lại vì thế cánh hoa đầy màu sắc ở mặt trước thực ra nó chính là mặt sau của cánh hoa. Môi của hoa như một cái túi nhỏ kỳ diệu được gọi là cái cựa chỉ ngược về phía sau và xuống phía dưới. Nếu như bạn nhìn cái bông hoa mới hé nở từ phía đầu vòi hoa thì bạn lại nhận thấy cái cựa chỉ lên phía trên. Xuống thấp chút nữa, các bông hoa nở lớn hơn có thể nhìn vào chung quanh phần chân của bầu nhụy thấy nó quăn lại, vì thế bạn sẽ nhìn thấy cái cựa chỉ sang cạnh bên và trong các hoa nở mãn khai thì lại thấy cái cựa chỉ xuống phía dưới. Xoắn nửa vòng tròn 180 độ này, xuất hiện ở hầu hết các loài lan nhưng ở loài Epidendrum cái môi hình chữ thập vẫn ở vị trí đỉnh của hoa. Các cánh hoa và lá đài của loài Epidendrum tương tự như nhau và từ ‘tepals’ có nghĩa là khó phân biệt nó là lá đài hay cánh hoa, như một đồng tiền để chỉ lá đài hay cánh hoa một khi chúng xuất hiện một cách đồng nhất.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét đến Dendrobium. Một lần nữa chúng ta lại thấy một cấu trúc giống cái túi nhỏ đằng sau cái môi, nhưng lúc này thì nó được hình thành bởi sự hợp nhất của các lá đài bên đến phần rộng mở ở phía dưới từ trụ hoa, ở điểm này người ta gọi là chân trụ hoa. Cái túi nhỏ được gọi là mentum hay là cái cằm. Trụ hoa rất ngắn song nó lại có một lỗ hổng lớn ở đầu nhụy và trên đó có 4 khối phấn, ẩn mình dưới nắp bao phấn.
Loài lan hài (Paphipedilum và Cypripedium) thuộc về Pleomandrae, chúng có nhiều hơn một nắp bao phấn. Đại diện cho nhóm này là Paphiopedilum barbatum, ngày nay chúng vẫn mọc trên các ngọn đồi ở Penang, Malaysia. Cây lan này chỉ có một hoa ở phần cuối cuống hoa và ngay từ cái nhìn đầu tiên vẻ ngoài của hoa đã rất khác với các loài lan khác mà chúng ta đã khảo sát. Lá đài sau có hình gần như tròn và rộng. Đứng phía trước khó nhìn thấy các lá đài bên, song nếu ta xoay bông hoa về phía sau ta sẽ thấy chúng dình vào với nhau ở chính giữa tạo thành lá đài kép – synsepalum (‘syn’ trong synsepalum tiếng Hy-lạp có nghĩa cùng nhau), nó bị che khuất bởi cái môi lớn. Các cánh hoa dang rộng sang hai bên của lá đài sau và chúng được bao phủ bởi một lớp lông ở diềm của nó và điểm thêm một ít hạt (mụn) màu đen. Môi hoa có hi2nhh dáng như mũi giày, từ đó chúng mang cái tên của giống Paphiopedilum (‘Pedilon’ trong tiếng Hy-lạp chỉ cái giày, và Paphos là tên một thị trấn của Hy-lạp, một hòn đảo nổi tiếng của Aphrodite, chào mừng một ngôi đền thờ thần sắc đẹp).
Trụ của hoa Paphiopedilum barbatum khác nhau nhiều so với trụ hoa của loài lan thuộc Monandrae. Phần cuối của trụ hoa chỉa về phía chân của môi, có hình dạng như cái vỏ (sò, hến), được gọi là miếng nhụy lép, coi như một loại nhụy hoa không sinh sản (lép), đáp ứng được các nhụy hoa hữu ích của Momandrae. Mặt khác, trụ hoa phía sau miếng nhụy lép có hai nhụy hoa hữu ích, mỗi nhụy hoa mang trên nó hai khối phấn lớn có chất nhầy song cũng rất dễ lấy ra. Phía dưới của trụ hoa là một đầu nhụy lớn.
Để tổng quát, các loài lan có thể được đánh giá cao bởi những đặc tính của hoa sau đây:
- Dựa trên cơ quan giới tính của hoa (nhụy hoa và đầu nhụy) chúng hợp nhất với nhau thành một cấu trúc đơn được gọi là trụ hoa.
- Nắp bao phấn giảm xuống còn một hoặc hai và phấn hoa biến thành một khối sáp được gọi là khối phấn.
- Một trong các cánh hoa tiến hóa thành một cấu trúc phức tạp gọi là ‘môi’.
- Bầu nhụy ở dưới và thường thì xoắn lại thành 180 độ.
XIN LƯU Ý: Vì là hình chụp lại từ cuốn sách nên không tiện ghi chú bằng tiếng Việt. Vì vậy chúng tôi có bản dịch các thuật ngữ trong hình như ở dưới đây
GHI CHÚ ẢNH BÊN
Petal : cánh hoa
Sepal : lá đài
Stigma : đầu nhụy
Stamen : nhụy
Staminode : nhịp lép
Colum : trụ hoa
Lip : môi (cánh hoa giữa)
Anther : bao phấn
Anther cap : nắp (móc) bao phấn
Ovary : bầu nhụy
Pollen : phấn hoa
Pollen cap : móc phấn
Pollinia : khối phấn
Spur : cựa
Hình bên: Câu trúc hoa của một số loài lan điển hình so với hoa lily.