SỰ GIỮ NƯỚC CỦA CÂY LAN

Ben 8

Bìa Lan châu á

LAN CHÂU Á 

SỰ GIỮ NƯỚC CỦA CÂY LAN

Việc giữ nước là điều kiện ưu tiên cho tất cả các loài lan biểu sinh và một đặc tính cố hữu của những loài lan biểu sinh là rễ. Rễ thường mập và có hình trụ, hoặc hơi dẹt như một số loài của giống Phalaenopsis. Khi rễ cây lan bị khô thì mặt ngoài của rễ xuất hiện màu trắng bạc và chỉ có đầu rễ mới có màu xanh hoặc màu hồng. Một khi gặp nước, toàn bộ rễ sẽ chuyển sang màu xanh. Khi vỏ ngoài của vỏ rễ xuất hiện màu bạc thì có mùi thum thủm do những tế bào của rễ bị chết, đó là lớp vỏ lụa, tạo thành một lớp vỏ vững chắc bảo vệ hệ thống rễ tránh bị mất nước thông qua sự bốc hơi. Khi nước tiếp cận với rễ cây lan chúng sẽ bị hấp thụ bởi cả lớp vỏ lụa lẫn đầu rễ lan, nhưng chỉ có đầu rễ lan là có thể đưa nước vào cây lan. Trong điều kiện tự nhiên của loài biểu sinh, lớp vỏ lụa tạo thành cái bẫy giữ lại chất khoáng không bị phân hủy từ vỏ cây nơi chúng đeo bám, rồi sau đó tiếp tục lọc để đưa chất dinh dưỡng lên đầu rễ, từ đó cung cấp cho cây khi mà nước chảy qua đó mà không đủ khoáng chất. Người ta đã tìm thấy mối tương quan giữa độ dầy của lớp vỏ lụa với tính chất khắc nghiệt của môi trường. Ở những loài đòi hỏi độ ẩm cao thì chỉ có một lớp vỏ lụa, còn những loài mọc ở nơi có mùa khô khốc liệt hoặc ở nơi mà không có gì che phủ thì rễ của chúng có tới 7 lớp vỏ lụa.

Lần đầu tiên rễ xuất hiện trên thân cây, chúng có màu xanh, và khi chúng phát triển dài hơn thì lớp vỏ lụa hình thành ngay sau đầu rễ. Rễ có những chức năng khác nhau. Ngay khi chúng bám được vào giá thể, chúng mọc quanh giá thể đó và xuất hiện lông để có thể bám chặt vào bề mặt của giá thể. Ở điểm tiếp xúc với giá thể thì lớp vỏ lụa mỏng thậm chí không có và chúng sẽ hấp thụ chất lỏng một cách dễ dàng. Đối với các loài lan đơn thân leo bám, những rễ ở phần thấp hơn luồn lách vào đất sản sinh ra một hệ thống rễ có màu trắng kem, những cái rễ bò lan ra như những con rắn thì không có vỏ lụa. Các rễ nuôi thân này bao giờ cũng hợp tác với nấm, loại nấm rễ cộng sinh giúp phá vỡ cơ chế hữu cơ trong lá mục và đất. Bất kỳ rễ nào cũng có thể trở thành công cụ cung cấp dinh dưỡng nếu như chúng tìm được chất nền thích hợp. Nếu như mặt đất được bao phủ lớp lá mục hoặc mùn cưa rồi cột những thứ đó vào trụ gỗ, đặt dưới gốc cây VandaScorpion Orchids (lan bọ cạp), loại rễ cung cấp dinh dưỡng sẽ xuất hiện ngay dưới gốc cây lan. Đối với những cây trồng trong chậu, các rễ cung cấp dinh dưỡng sẽ phát triển bên trong chậu bên dưới bề mặt lớp chất trồng. Có lần tôi thử trồng Phalaenopsis trong một hệ thống nước (Luwasa), tôi phát hiện ra rằng cây đó chỉ có một rễ cung cấp dinh dưỡng duy nhất.

Đối với một ít loài lan của Malaysia như TaeniophyllumMicrocoelia, rễ của chúng làm thêm cả chức năng quang hợp và thân thì ngắn lại không có lá. Australia và Trung quốc có vô số giống lan hoại sinh, những giống đó mọc trong đất kết hợp với nấm, trên đó chúng hoàn toàn phụ thuộc vào việc cung cấp thức ăn của chúng. Các loài lan này không có lá màu xanh và cũng không sở hữu bất kỳ lục diệp tố nào. Loài lan bất thường của Australia, đó là Rhizenthella gardeneii, thậm chí chúng còn ra hoa và kết trái hoàn toàn ở dưới mặt đất.

Có hai loài lan bướm, đó là Phalaenopsis stuartianaPhalaenopsis schillerana còn phát triển cây nhỏ ngay tại nơi đầu rễ của chúng. Trong phòng thí nghiệm, người ta cũng tiến hành sinh sản vô tính từ các đầu rễ này.

Kỳ sau: Đời sống cây lan

Add a Comment

Your email address will not be published.