LỊCH SỬ ĐỜI SỐNG LOÀI LAN

Brassavola nodosa

Bìa Lan châu á

LỊCH SỬ ĐỜI SỐNG LOÀI LAN (Tiếp theo)

Bản thân các công cụ để sản xuất hàng triệu hạt lan trong một trái, hoa lan tập trung phấn hoa của nó vào 2,4 hoặc 8 khối hoặc là các khối phấn rồi việc bón phân cũng trở thành chuyện may rủi đối với mỗi thương vụ. Trong nhiều cuộc thử nghiệm đã cho thấy có nhiều cách để thu hút và bẫy đám côn trùng vận chuyển phấn đến khối phấn. Những giải pháp này còn bao gồm dùng màu lôi cuốn như màu trắng làm nổi bật bông hoa, kể cả màu trắng sáng, bôi trên môi của hoa, có các rãnh để dẫn đường cho côn trùng đi nhằm tái tạo những nhân tố mới như các túi hài, những móc ở nhụy, những cơ chế phóng phấn hoa đều là sự bắt chước của các con côn trùng; mùi hương và mật hoa. Vào giữa thế kỷ mười chín, người ta quan tâm nhiều đến các cơ chế thụ phấn của hoa lan như một ấn phẩm của Darwin, đó là The Various Contrivances by which Orchids are Fertilised by Insect (tạm dịch, các phương cách khác nhau để lan được bón phân bởi côn trùng). Trong cuốn sách này ông ấy đã đưa ra một nguyên lý cơ bản là cây lan ‘Star of Bethlehem’ trắng, có tên là Angracum sesquipedale, loài lan có cái cựa dài tới 30 cm với mật hoa chỉ lấp đầy được 4 cm chiều dài tuyến mật, chúng phải được thụ phấn bởi “bướm đêm (ở Madagascar) với khả năng kéo tuyến mật dài thêm từ 25 đến 28 cm. Tôi biết rằng niềm tin của tôi đã bị nhạo báng bởi các nhà nghiên cứu sâu bọ…” Xanthopan morgasi praedicta là cái tên được đặt cho loài bướm đêm mà Charles Darwin đã dự đoán 40 năm trước khi thực sự đã tìm ra trên hòn đảo Madagascar.

Hầu hết loài lan trắng được thụ phấn bởi loài bướm đêm, còn loài lan mà hoa có màu thường thụ phấn bởi loài ong, còn loài lan có hoa nhỏ thì thường bởi loài kiến. Nhà lai tạo nổi tiếng ở Hawaii có tên là Goodale Moir, người đã xử lý một số loài lan đẹp nhất và cũng là khó khăn nhất trong lai tạo, đó là giống Oncidinae, sau khi khảo sát cho biết rằng việc lai tạo giữa các giống với nhau khó khăn như là quan sát mặt trăng để biết đâu là trăng mới mọc hay trăng mới tròn. Có lẽ chỉ có hoa của cây lan mới đáp ứng được đường đi của những con côn trùng bay đêm. Loài Vanda lá ống của Malaysia và Singapore được thụ phấn bởi những con ong thợ cần mẫn (Xylocapa). Những con côn trùng không thực sự lựa chọn loại hoa nào chúng sẽ viếng thăm và trong một vườn lan có những loài có quan hệ gần gũi với nhau, được trồng cạnh nhau, đôi khi cùng chia sẻ một loại phân bón, tạo ra một sự lai tạo trong tự nhiên. Tiến sĩ Caloway Dodson của trường đại học Maiami, người đi đầu trong vấn đề thụ phấn của lan, đã tính toán rằng có khoảng 2.000 loài lan được thụ phấn bởi các con ong Euglossine. Ông ấy đã làm một cuộc khảo sát nổi tiếng, trong thời kỳ trăng mật của ông ấy, rằng các con ong mà ông ấy đã khảo sát cũng bị hấp dẫn bởi mùi hương tương tự như mùi hương của nước hoa mà vợ ông ấy dùng, đó là ‘Diorissimo’, có cùng mùi với hoa của cây lan Stanhopea tricornis, đó là mùi hương có trong acetate benzyl.

Mùi hương của một cá thể lan được hình thành bởi sự tổng hợp của 50 nhân tố gốc dầu, chất đó được tạo ra ở phần nắp ở môi của hoa. Đó có thể là một loại tinh dầu (cineol), một loại dầu có mùi thơm là ‘Vicks VapoRub’. Những loại tinh dầu như vanilla, vanillin thì được trích xuất từ các quả có hạt của lan Vanilla, và cũng có thể chiết xuất từ hoa của lan Dendrobium leonis.

Không phải mùi hương của loài hoa lan nào cũng làm cho người ta thích thú. Loài Arachnis flos-aeris insignis (giống như Arachnis moschifera) tỏa ra mùi xạ rất nặng (tên moschifera bắt nguồn từ ‘musk scented’ – nghĩa là xạ hương) và một vài loài thuộc Bulbophyllum cũng có mùi hương rất khó chịu. Vào lần đầu tiên cây Bulbophyllum ra hoa ở Kiew, chúng tỏa mùi hôi thối ra khắp nhà kính làm cho cả người chủ cũng như khách viếng thăm phải bỏ chạy. (Còn tiếp)

Add a Comment

Your email address will not be published.