PHẨN 3 – LỊCH SỬ ĐỜI SỐNG CỦA LAN

Anguloa unifora orchid

Bìa Lan châu á

PHẨN 3 – LỊCH SỬ ĐỜI SỐNG CỦA LAN (Tiếp theo và hết Chương 2)

Các hạt lan rất nhỏ, nhẹ như bột có thể sẽ bị gió đưa đi xa có khi tới hàng trăm ki-lô mét. Vì các hạt lan đã được làm khô có thể để được qua một năm, và trong điều kiện nhiệt độ mát chúng vẫn có thể nảy mầm sau mười năm, đã có chứng cứ rằng, nếu như các hạt lan ở môi trường sống của nó, sau đó đưa chúng lên độ cao chừng ngàn mét, chúng có thể thích nghi mà vẫn tồn tại qua nhiều năm nếu như chúng được bảo quản nơi có không khí khô mát, sau đó đem chúng đến một môi trường thích hợp thì chúng vẫn nảy mầm. Tuy nhiên, các hạt lan thường chỉ thích hợp với một khu vực địa lý hạn chế, và hầu hết các giống lan lại bị hạn chế trong một lục địa đơn thuần nào đó.

Các hạt của giống địa lan có khả năng thích nghi lớn hơn. Chúng sẽ nảy mầm nhanh hơn sau khi ngâm chúng vào nước trong khoảng thời gian 15 đến 45 ngày, với điều kiện là chất trồng của địa lan với nước ngâm phải thích hợp với nhau.

Các hạt lan có vô số tế bào nguyên sinh và các tham số trong đó chứa vô số chất béo, chúng tích lũy thức ăn do phải tránh sự thất thoát các nội nhũ (là mô được sản sinh từ bên trong hạt). Phần đầu của trái lan chưa những tế bào nhỏ hơn ở phần chân, và ở một số loài lan phần chân của trái lại hướng lên trên, ta gọi nó là cuống noãn. Toàn bộ một hạt được bao bọc một lới áo gọi là vỏ của hạt.

Quá trình của việc nảy mầm là trước hết hấp thụ độ ẩm rồi sẽ lây nhiễm một loài nấm cộng sinh (mycorrhyza). Đối với phôi hình cầu (ellipsoidal embryo), thì tại tế bào đáy các chất béo trong các hốc nhỏ giảm bớt đi để có không gian cho các phôi giãn nở ra. Các phôi trở nên có hình trái lê hoặc hình cầu rồi làm nứt vỏ của hạt lan. Tiếp thu nấm cộng sinh mycorrhyza, thì có một loài của giống Rhyzotonia thường thông qua các tế bào chết ở cuống noãn và thẩm thấu các nấm dạng sợi ở những tế bào chết ở phần gốc của phôi. Nấm tạo ra một enzym, men phân giải tinh bột (amylase), các chất đó phá vỡ các tinh bột trong chất nền, rồi chuyển hóa thành đường để nuôi phôi. Sâu bên trong phôi, nấm được dự trữ ở đó; và vào sâu thêm, các tế bào lan đang diễn ra quá trình tiêu hóa (phagocytosis) các tế bào nấm.

Khi các hạt phồng lên, vỏ hạt sẽ bị tách ra theo chiều dọc và các phôi chuyển thành màu xanh thông qua quá trình thu nhận chất lục diệp (chlorophyll). Nhóm những chồi nhú (papillae) bắt đầu phát triển từ nửa đáy của phôi. Chúng bắt đầu có những lông trắng mịn chúng ta cũng có thể nhìn thấy được và các nấm sợi bên trong phôi có thể định kỳ tiếp cận được. Đến thời điểm này, phôi đạt kích thước đường kính từ 2 đến 5 mm mà ta gọi là mầm rễ.

Các mầm rễ có thể là mềm hoặc không giống nhau và một số mầm có thể sản sinh ra các chồi non trên bề mặt của nó. Thông thường điều này được thấy trong phạm vi chất dinh dưỡng nếu nồng độ chất kích thích tăng trưởng quá mức, như nước dừa. Sự phát triển của một số rễ mầm thứ cấp từ những tế bào biểu bì của những rễ mầm sơ khởi, dù sao, cũng không chỉ xảy ra trong tình trạng cộng sinh, chúng còn được Barnard quan sát thấyở loài Vanda tricolor và ở các loài lan lai khác khi ông thực hành trên loài Rhizoctonia. Trong trường hợp bình thường ta thấy một chóp phát triển ở phần ngọn của mầm rễ và từ dây chúng hình thành chiếc lá đầu tiên. Sau khi đã có một số lá thì rễ cũng xuất hiện  từ gốc hoặc từ mặt bên của mầm.

Nấm cộng sinh ở bên trong hạt non nằm mãi ở đó trong suốt cuộc đời của cây lan. Ở lớp vỏ ngoài cùng, nấm rễ tiếp tục xâm nhập vào các tế bào mới. Ở những lớp bên trong, chúng bao vây các lớp tế bào nội mô, khi đó các thực bào xuất hiện. Những nấm ở rễ chỉ hiện diện trên bề mặt của gốc cây lan là nơi rễ lan tiếp xúc với giá thể.

Một khi các lá xanh được sản sinh và các rễ đã trưởng thành để bám chặt vào giá thể trong điều kiện bình thường như đã được mô tả trong Chương 2 khi nói về sự phát triển của lan đơn thân và đa thân. Một khi việc gieo hạt đã thành công thì bây giờ chúng lại phụ thuộc vào việc thích nghi với môi trường sống của chúng. Các loài lan biểu sinh là kẻ xử lý tiếp theo trên tảo, địa y, rêu tản và các loại rêu khác, cũng như trên các dớn sợi (kể cả họ dứa ở Trung Mỹ), chúng không thực sự có sự cạnh tranh nhiều. Trong những khu rừng già, cây lan bao giờ cũng chọn vị trí cao trên các tán cây ở đó có thừa ánh sáng song lại ít độ ẩm và áp suất không khí thấp. Các cây mọc dọc theo bờ sông cũng là nơi có quá nhiều ánh sáng mặt trời nhưng cũng là nơi thích hợp cho nhiều loài lan. Nhiều loài địa lan lại thích nghi với nhiều kiện bất lợi và có một số loài mọc trên sườn đồi hoặc trong khe đá là những nơi không có nhiều loài lan thường sống./.

Hình trong bài: Anguloa unifora orchid

(Kỳ sau: Lan đa thân)

Add a Comment

Your email address will not be published.