CHA LÀM THẦY, CON ĐỐT SÁCH

Bà Định
CHA LÀM THẦY, CON ĐỐT SÁCH
 
Tự nhiên tôi nhớ câu nói này của một người nào đó nói hoặc trong một cuốn sách nào đó đã đọc. “Cha làm thầy con đốt sách”. một câu nói ẩn dụ, để chỉ những kẻ phản bội lại lý tưởng mà cha mẹ, ông bà mình đã theo đuổi.
 
Trước khi nói đến những đứa con đốt sách của cha mình, chúng ta hãy nói đến những người con ngoan cường, chẳng những họ không làm hỏng những quyền sách của cha mà họ còn giữ gìn và không ngừng học hỏi từ những cuốn sách đó.
 
Tôi nhớ cụ Phạm Văn Đồng, nguyên Thủ tướng chính phủ, có một người con trai duy nhất, khi đủ tuổi đi bộ đội, cụ đã tặng cho con mình một chiếc ba-lô của lính và tiễn đưa con ra chiến trường. Ngày nay người con của Cụ vẫn là một người lính và không để lại một tiếng xấu gì cho cha mình. Như đại tướng Nguyễn Chí Thanh để lại cho đất nước thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tài giỏi chẳng kém cha; Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch để lại cho nền ngoại giao Việt Nam một nhà ngoại giao Phạm Bình Minh mà được thế giới nể trọng; Tổng Bí thư Lê Duẩn để lại một nhà kinh doanh có tâm với đất nước, chẳng dựa vào vị thế của cha để thu lợi đó là Lê Kiên Thành. Một hôm có ba người từ sứ quán Mỹ đến gặp, xoay quanh mấy câu hỏi, rằng tại sao con trai một tổng bí thư danh tiếng lại đi làm kinh doanh mà không làm chính trị? Câu hỏi tạo nên sự nghi ngờ về đảng CS đã không công bằng với người cha của Thành. Anh ta đã trả lời rằng, xây dựng và phát triển kinh tế cũng là một nhiệm vụ của cách mạng sau khi đã đánh thắng Mỹ.
 
Nói về những người con, tôi không thể không nói đến một người vợ của một chiến sĩ Cộng sản – Bà Thiếu tướng tư lệnh các lực lượng vũ trang miền nam Nguyễn Thị Định huyền thoại; Bà được người anh là một chiến sĩ Cộng sản giác ngộ, bà đã tham gia cách mạng từ năm mới 16 tuổi; chồng bà cũng là một nhà cách mạng song bị thực dân Pháp bắt và chết tại nhà tù Côn Đảo; Công việc cuối cùng trước lúc đến tuổi già, bà là Phó Chủ tịch nước.
 
Truyền thống dân tộc, truyền thống gia đình giữ gìn được, phát huy được, đơm hoa kế trái được chính là nhờ những con người như vậy.
 
Song, đáng tiếc thay, đáng giận thay những đứa con được sinh ra trong một gia đình có công với dân tộc, với đất nước nhưng chúng quay lại chống phá đất nước, bôi nhọ truyền thống của dân tộc của gia đình. Tuy không nhiều song những kẻ đó cũng làm nhức nhối xã hội.
 
Trên báo chí chẳng mấy ngày là không có chuyện “cha làm thầy con đốt sách”. Một nhà nọ cả cha và mẹ đều là đảng viên có nhiều năm tuổi đảng, có người còn là anh hùng lực lượng vũ trang mà còn bị những đứa con phản bội. Một tên xuất thân từ một gia đình danh giá, có nhiều người đóng góp cho cách mạng từ ngày sơ khởi cho đến hôm nay, song lại nảy nòi ra một đứa con lạc loài, để đến nỗi bị nhân dân xỉ vả phải trốn nhờ ở trụ sở công an mới thoát.
Không biết dưới Suối Vàng các vị tiền bối khả kính như cụ Nguyễn Lân, cụ Cù Huy Cận có thể vui được không khi trong gia tộc lại có kẻ đang tâm “đốt sách” của mình?
 
Lạ một điều, “cha làm thầy, con đốt sách” thì còn hiểu được, song lại có những kẻ từng làm thầy cũng từng viết nhiều sách để dạy đời, nhưng rồi lại tự mình đốt những cuốn sách của mình, đốt trí tuệ một thời của mình, đốt cả sự kính trọng mà nhân dân đã dành cho mình qua những cuốn sách đó. Nay thì hết rồi, những người đó đã tự phản bội mình, tự nhấn chìm tài năng và danh dự của mình xuống bùn đen, cam tâm biến thành cái loa cho những thế lực chống đối nhà nước điều khiển, điển hình như Nguyên Ngọc, Quang A cùng một lũ “no U no mê” gì đó.
 
Theo quy luật đào thải, sẽ có một ngày những kẻ đốt sách của thầy,những kẻ tự đốt sách của mình bị loại bỏ khỏi xã hội, loại bỏ chúng khỏi những kỉ niệm tốt đẹp của xã hội chúng ta./.
 
Hình trong bài: Nữ tướng Nguyễn Thị Định trong chiến khu
Ngày 11/11/2020
Ph. T. Kh.

Add a Comment

Your email address will not be published.