BẦU BÌ

Mẹ & con
BẦU BÌ
 
Sau khi tôi đăng bài “Bầu bán”, anh Song Châu bảo tôi viết một bài nói về “bầu bì”. Lúc đầu tôi tưởng anh ấy bảo tôi viết về hai loại rau bầu và bí, nhưng coi kỹ lại thì ra là bầu bì. Đề tài này không có liên quan gì đến chính trị thời sự. Song đã có yêu cầu thì phải làm.
 
Dân ta thường hay nói những từ láy, vì thế tiếng “bầu bì” thì tôi cũng nghĩ là một từ láy, nói cho thuận miệng, để nói về những phụ nữ mang thai, tức là có bầu (có chửa như tiếng miền bắc). Khó nhỉ?
Nhà văn ấp ủ một đề tài cho một cuốn tiểu thuyết hay chí ít là một thiên phóng sự thì được gọi là đang thai nghén để cho ra một tác phẩm. Một họa sĩ hay một nhạc sĩ trước khi có tác phẩm trình làng thì cũng “thai nghén” trong một thời gian nhất định rồi mới “đẻ” ra được đứa con tinh thần của mình.
 
Nói rông dài như vậy để rồi trả lời câu hỏi của anh Song Châu về đề tài bầu bì. Phụ nữ mang thai, tiếng miền nam gọi là mang bầu, thường có nhiều giấc mơ trong khi ngủ. Sở dĩ có nhiều giấc mơ như vậy, vì không mấy lúc mà họ không nghĩ đến đứa con trong bụng.
 
Thường chị em ta có tới bảy loại giấc mơ – lúc thì mơ thấy con mình là trai, lúc lại là gái; mơ thấy những con vật đáng yêu, bay bổng hơn nữa thì mơ thấy người ngoài hành tinh; vì qua lo lắng cho đứa con sắp chào đời, đôi khi lại mơ thấy mình mất con; một khi đã vất vả trong quá trình mang thai, đôi khi lại mơ thấy mình rơi từ trên cao xuống; đêm đêm chồng đưa tay xoa bụng vợ rồi khen, ‘bụng em to quá’, thế là vợ mơ thấy mình sinh đôi; khi thai được ba tháng tuổi, chúng nằm trong bọc nước ối thì người mẹ mơ thấy mình nằm trong nước và mơ thấy cả đứa con bị đau.
 
Đó là chuyện bầu bì của người phụ nữ, chị em ta vui mừng khi mang thai, hình dung ra tương lai của đứa trẻ khi chúng chào đời và chúng lớn lên. “Chín tháng so chín năm gian khó tính khôn cùng”, để rồi “thoáng thấy đó hình như bóng dáng con người, đang vươn lên đấu tranh ngày càng lên, ngày càng tiến. Bước càng nhanh giờ con biết đi rồi, đi trên con đường mới”… (Lời bài hát ‘Mẹ yêu con’ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý).
 
Một thế lực nào đó muốn thay đổi một thể chế, một chế độ chính trị cũng phải “thai nghén” trong một thời gian dài, phải so sánh tương quan lực lượng, phải coi thiên thời, địa lợi, nhân hòa có không và có đến đâu rồi mới đưa ra được cương lĩnh, vạch ra được đường đi. Đó là nói về những nhà cách mạng chân chính, chứ hiện nay trong nước ta cũng như trên thế giới có một số tổ chức, một số lực lượng nuôi ảo tưởng sẽ làm nên một “cái gì đó” theo như tham vọng của mình.
 
Ảo tưởng và tham vọng thì vẫn chỉ là ảo tưởng và tham vọng. Tổ chức Việt Tân là một tổ chức khủng bố có số có má đấy chứ? Tiếp theo sự nghiệp của Hoàng Cơ Minh mong lật đổ được chính thể hiện tại của Việt Nam, song rồi vẫn chỉ là tham vọng. Mặc dù thới gian đó, do hai nước Mỹ Việt chưa có quan hệ ngoại giao nên Hoàng Cơ Minh được chính phủ Mỹ giúp tiền bạc ghê lắm mới đưa được cả đại đội ngụy quân bại trận về lại Việt Nam để kẻ bị giết, kẻ bị bắt sống, riêng Hoàng Cơ Minh thì bỏ xác ở đất Lào.
 
Ngày này đám hậu duệ Hoàng Cơ Minh, tuy vẫn được chính quyền một số nước dấm dúi giúp đỡ tiền bạc và cơ sở vật chất, nhưng phỏng làm được gì? Nối tiếp đám Việt Tân là một lô lốc tổ chức xôi thịt như Đào Minh Quân, Nguyễn Hữu Chánh, rồi cái lão Thành già gì đó mới nhảy ra múa may. Tất cả cũng chỉ là ảo tưởng, song tham vọng của những tổ chức này không phải là trở về lật đổ chính quyền Cộng sản (làm sao được!) mà là kiếm tiền nuôi thân nơi đất khách quê người.
 
Vậy đó, khi người con gái trong thời gian bầu bì thì mơ mộng và hạnh phúc vì sẽ có một kết quả tốt đẹp. Còn các tổ chức chống phá có thai nghén cái gì thì cũng chỉ là mộng ảo mà thôi. Nhắn cho ai đó, tham vọng càng cao mà thực lực không có thì cú ngã càng đau./.
 
Ngày 4/1/2021
Ph. T. Kh.
 
 

Add a Comment

Your email address will not be published.