HÌNH MẪU NÀO?

Mỹ chủng tộc
HÌNH MẪU NÀO?
 
Tân thổng thống Hợp chủng quốc Hoa kỳ, mới đây nói rằng trong chính sách đối ngoại ngài sẽ áp dụng hình mẫu dân chủ của Mỹ vào cho các nước. Chết rồi!
 
Ngoại trừ những gì mà nhiều người ca ngợi xã hội Mỹ, cuộc sống Mỹ, thì còn những hình mẫu nào các nước như nước ta nên áp dụng?
 
Hình mẫu đầu tiên là làm thế nào gây ra sự bất ổn cho các nước thì lúc đó nước Mỹ mới bán được nhiều vũ khí. Là lái súng đứng đầu thế giới mà không có thị trường thì làm sao nền công nghiệp của Mỹ phát triển được. Ngay tại nước Mỹ đã là một thị trường tiêu thụ vũ khí lớn, với sức ảnh hưởng đến nền chính trị quốc gia của các nhà công nghiệp vũ khí, Hiệp hội súng trường của Mỹ (National Rifle Association – NRA) là một điển hình.
 
Hình mẫu thứ hai là một đất nước bị chia rẽ. Nền chính trị chia rẽ, một đất nước với ba trăm triệu dân bị chia rẽ thành hai khối, (bên 70 bên 80) luôn luôn đối chọi nhau. Tạo ra sự bất ổn định về về đường lối, chính sách trong đối nội cũng như đối ngoại. Cộng hòa lật lên thì Dân chủ úp xuống và ngược lại, cứ thế theo một chu kỳ bốn hoặc tám năm, như tôi đã có lần đề cập đến trong bài “lật úp – úp lật”.
 
Hình mẫu tiếp theo là làm thế nào để chín mươi phần trăm tài sản nằm trong tay mười phần trăm những người giàu có. Để rồi chính những người giàu có này chi phối chính sách đối nội, đối ngoại theo hướng có lợi cho họ.
 
Một hình mẫu nữa là làm sao duy trì được nạn phân biệt chủng tộc giữa những người dân có màu da khác nhau. Phần nhiều những người bị bắn chết không qua xét xử trên đường phố là những người da màu. Nếu muốn gọi cho đúng bản chất thì đó là sự vi phạm nhân quyền trắng trợn nhất mà khó có thể xảy ra ở những quốc gia khác trên thế giới.
 
Theo một nhóm nghiên cứu thì số người bị giết năm 2020 tăng 30% so với năm 2019. Nhóm nghiên cứu kêu gọi hành động khẩn cấp để cải thiện mối quan hệ giữa cảnh sát và cộng đồng dân cư.
Hình mẫu cuối cùng trong bài này song chưa phải là hết. Đó là làm thế nào để đại bộ phận người dân Mỹ trở thành con nợ của các nhà tài phiệt tài chính. Tôi xin nhắc lại một đoạn trong bài viết của một bạn trẻ người Mỹ gốc Việt, bạn ấy viết về tình trạng này như sau:
 
“Những ai muốn mua một căn nhà, ví dụ với giá 400.000 USD, với điều kiện trả trước 100.000 $, hàng tháng phải trả tiền gốc, tiền lãi, tiền thuế tài sản, tiền bảo hiểm và các khoản linh tinh khác thì sau ba mươi (30) năm, tổng số tiền bạn phải trả đã lên tới 1,2 đến 1,5 triệu USD cho căn nhà có giá ban đầu là 400.000 USD”. Cuộc đời có bao nhiêu năm mà đã có ba mươi năm ở vai trò con nợ?
 
Và một khi bạn không có khả năng trả tiếp (bị thất nghiệp chẳng hạn) thì bạn có “quyền” chiếm một diện tích vừa đúng bằng cái lều bạt trên một đoạn hè phố nào đó. Chính quyền sẽ không làm khó cho bạn đâu, đó là tự do và dân chủ mà!
 
Quên, còn một hình mẫu nổi đình nổi đám nữa là hãy chống đại dịch Covid 19 giống như nước Mỹ. Chẳng mất nhiều thời gian, nước Mỹ đã đạt danh hiệu quán quân về số người nhiễm và người chết, cao nhất thế giới. Chỉ qua một mùa dịch mà có ông chủ kiếm được 98,5 tỷ USD, những ông nào chưa kiếm được con số đó thì ngài tổng thống giảm thuế cho, điển hình là 26 vị được giảm tới 9 tỷ USD. Ở đây, ai sướng?
 
Công nhận trình độ quản lý của các nhà tư bản thật là siêu! Bị bót lột mà vẫn đi ca ngợi kẻ bóc lột mình. Được gí súng vào đầu mà vẫn cho đó là bảo vệ dân chủ, nhân quyền. Đất nước tan hoang, lãnh đạo đất nước bị người ngoài đến giết, lại được bảo chỉ có thế mới tạo được “giấc mơ Mỹ”.
 
Tôi chỉ nêu sơ sơ một số hình mẫu mà có thể là điển hình của nước Mỹ. Nước nào có điều kiện và đủ sự dũng cảm thì xin mời áp dụng. Còn nước ta? Có lẽ xin kiếu.
 
Hình trong bài: (1) Người châu Á bị kỳ thị; (2) Dân vô gia cư ở Mỹ.
Ngày 23/2/2021
Ph. T. Kh
Mỹ homeless

Add a Comment

Your email address will not be published.