Village

NHÂN QUYỀN LÀ GÌ?

Mình lấy làm lạ là nhiều người được học hành tử tế, mấy người được sống ở những nước có nền kinh tế phát triển mà cũng chẳng biết nội hàm của hai chữ “nhân quyền” là gì.

Tôi không giải thích cho những người đó, rằng nhân quyền là gì, vì làm như vậy thì chẳng hóa tôi lại coi thường những người đó quá.

Khi Việt Nam được bầu vào Hội đồng nhân quyền của LHQ, thế là mấy đứa mồm đang chưa nuốt trôi miếng phô-mai đã vội hô lên, “phảng … đớ, phảng … đớ!”; một số đứa khác mồm còn cắn chặt đồng đô-la cũng vội hô lên “phủng đú, phủng đú!”. Hô thì hô vậy, chứ chúng có hiểu thế nào là nhân quyền đâu. Tôi có nhời khuyên những kẻ này, rằng bọn mi muốn biết tại sao gần hết 192 nước thành viên LHQ lại ủng hộ Việt Nam, thì đi mà hỏi họ, nhé.

Lão đây chỉ nhắc lại một đường lối do nhà nước Việt Nam xác định, rằng chính quyền của nước ta là “của dân, do dân, và vì dân”; đồng thời mỗi chính sách đưa ra là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. Đó là nhân quyền, đó là dân chủ.

Lão thách đứa nào tìm ra bất kỳ chính quyền của một nước “dân chủ” nào dám đưa ra các đường lối chính sách như vậy. Dám? Trong bài này lão xin nhắc lại mấy con số, để coi cái xứ “dân chủ” của mấy ông có làm được như Việt Nam không nhé.

Một là chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình cao của thế giới, từ thứ hạng 114/189 quốc gia vào năm 2010, thì đến năm 2017 đã được nâng lên hạng 116/189 quốc gia.

Hai là, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm liên tục, năm 1980 tỷ lệ này là 80%, đến năm 1992 còn 30%, đến năm 2004 giảm xuống còn 8,3%, năm 2015 là 7% và đến năm 2020 là dưới 3%. Con số hộ nghèo càng ngày càng giảm thì dân vui hay buồn? Đó là nhân quyền, đó là dân chủ.

Ba là, chẳng biết trên thế giới có bao nhiêu nước chủ động sản xuất được nhiều vaccine như cái nước Việt Nam “vừa nghèo nàn lại vừa lạc hậu” này không nữa? Chỉ biết rằng, hiện nay nước này đã thanh toán được (tức là không còn xảy ra) các bệnh bại liệt, uốn ván ở trẻ sơ sinh, bệnh ho gà, bệnh bạch hầu. Đặc biệt là đợt đại dịch Covid vừa qua, Việt Nam chẳng những chống dịch tốt mà còn là nhân tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển. Năm 2022, GDP của nước ta “có nguy cơ” đạt trên 7%, cao nhất trong số các nước Đông Nam Á. Người ta bảo kinh tế của Việt Nam trong năm 2022 là “ngọn hải đăng”, đây là người ngoài nói chứ không phải chúng ta tự sướng!

Vậy những thành tựu đó là gì, nếu không phải là biểu hiện của dân chủ và nhân quyền?

Lại còn cái chuyện, một nước “nghèo nàn và lạc hậu” Việt Nam mà dám đưa ra kế hoạch và kế hoạch đó đã được thực hiện trong hàng chục năm qua, đó là làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, xóa nhòa ranh giới giữa nông thôn và thành thị” để xóa bỏ khoảng cách và sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, giữa các vùng miền. Bằng cách nào? Bằng cách dùng ngân sách quốc gia để đầu tư cho những nơi đó có các công trình “điện, đường, trường (học), trạm (y tế)”. Hiện nay cả nước có 1.400 bệnh viện với 180.000 giường bệnh; 700 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã; trên 11.100 trạm y tế xã, phường, thị trấn, trong đó có 60% trạm y tế đãt tiêu chí y tế quốc gia. Ấy là chưa kể các bệnh viện, các trường do tư nhân đầu tư mà ở địa pương nào cũng có. Đó là gì? Là nhân quyền, là dân chủ đó!

Phải công nhận, cái sự nhân quyền và dân chủ ở nước ta còn thua cái nước đứng đầu nền “dân chủ phương tây” là chính quyền đã không giúp cho các ngân hàng đuổi những con nợ ra ngủ trong một chiếc lều ở vỉa hè, khi những con nợ này không còn khả năng chi trả những món nợ mua nhà mua xe trả góp như chúng ta thấy trên đường phố Cali hay Philadelphia mà có lần tôi đưa lên trang FB của tôi, suýt nữa thì bị người ta khóa trang để bảo vệ quyền “tự do ngôn luận” của mọi người.

Với trình độ học vấn thấp như ngọn cỏ của tôi, tôi hiểu dân chủ và nhân quyền là vậy, và cũng chỉ mong được là vậy, chứ không dám mơ ước cao xa như những người trong miệng lúng búng miếng phô-mai hay đang cắn chặt đồng đô-la.

Dân tộc ê đê
Hình trong bài: 1) Nếu xã hội ‘đại loạn’ thì là gì có cảnh này; 2) Ngày hội của dân tộc Ê-đê.
Ngày: 28/11/2022
Ph. T. Kh.

Add a Comment

Your email address will not be published.