CHUÔNG KHÁNH CÒN CHẢ ĂN AI…

CHUÔNG KHÁNH CÒN CHẢ ĂN AI…

Câu thành ngữ đầy đủ của Việt Nam ta là,
“Chuông khánh còn chả ăn ai
“Huống chi mảnh chĩnh vứt ngoài bụi tre”

Lão thật, lão coi cái đám lau nhau thỉnh thoảng lại giở trò chống phá xã hội ta chỉ như những mảnh chĩnh bị người đời đã đem vứt ngoài bụi tre. Dù những cái mảnh vỡ ấy nó xuất phát từ đâu – từ một vật đã từng được nâng niu khi nó còn lành lặn; hoặc nó xuất xứ từ những đồ trưng bày của những nhà vương giả; hoặc có thời nó là dụng cụ được bọn xâm lược dùng…, “kệ mẹ nó”, dù xuất xứ từ đâu thì bây giờ cũng chỉ còn là những mảnh vỡ, hết tác dụng.

Trên FB, có một số người đề cao tác dụng của các mảnh chĩnh, bằng cách cứ nói đi nói lại về một cái mảnh nào đó, thế là vô hình trung chúng mình đã nâng giá trị của các mảnh chĩnh đó lên. Nó đã bị vứt ra bụi tre thì cứ để yên nó nắm đó. Cầm nó lên, lau chùi nó, không khéo bị đứt tay đó nha!

Ấy, lão ghét chúng thì lão nói thế, chứ mọi người cũng phải cẩn thận với chúng. Nhất là bà con ta có việc phải ra chăm sóc “cây tre” của nhà mình mà giẫm phải một mảnh, nó cứa đứt chân chảy máu đó. Chẳng may, cái mảnh chĩnh đó lại được một kẻ khốn nạn tẩm phân cho chúng, lúc đó ai mà đụng vào chúng là bị bệnh uốn ván ngay. Cho nên, dù chúng chỉ là những mảnh vỡ cũng phải cảnh giác với chúng.

Nói đi cũng phải nói lại. Lão thấy nhiều bà con lo lắng quá về những mảnh chĩnh đã bị dân mình vứt đi, chúng va chạm vào nhau phát ra tiếng kêu leng keng vậy chứ, chúng chẳng làm gì được ai đâu. Miễn là ta cảnh giác.

Thí dụ, mấy lão tự xưng thích thứ này thích thứ nọ rồi đi làm bậy, gây dư luận không tốt về tôn giáo của mình, đã bị Giáo hội xử lý, bây giờ chúng cũng như những mảnh chĩnh đã bỏ ngoài bụi tre rồi. Việc làm sao tránh làm đổ bể việc tu hành để không còn những mảnh chĩnh như vậy thuộc về Giáo hội và cũng thuộc về chúng ta nữa, thứ gì đáng ca ngợi thì ca, không đáng thì thôi, đừng tạo thành trào lưu xấu làm rối loạn xã hội.

Số mảnh chĩnh đã được nhân dân ta thuê hẳn mấy cái “trực thăng vận” rối “chiến hạm vận” đem tận ra nước ngoài bỏ cho khuất mắt. Lão dùng chữ “thuê” là bởi dân ta không trả công bằng tiền mà bằng xương máu của cha ông ta đó. Ấy thế mà đôi khi những cái mảnh chĩnh ấy không chịu ở yên ngoài đó, mà muốn trở thành công cụ để cho chính quyền sở tại tẩm thuốc độc rồi chuyển về Việt Nam để làm chảy máu dân ta. Đó là những mảnh chĩnh như Vịt Tần; như “Giáo hội Phật giáo thống nhất” của “thích viên lợn”; như “chính phủ quốc gia lâm thời” của Đào tụt quần …, khiếp! Ở cái xứ cờ hoa sao mà lắm mảnh chĩnh thế! Mà cái chính quyền của xứ ấy cũng rất tệ, họ tẩm chất độc vào cho chúng rồi tính ném chúng trở lại nước ta để làm chảy máu đồng bào ta. Căm phẫn!

Nhưng này, lão bảo cho mà biết. Cái ngày xưa ấy, Pháp quốc giàu là thế, thuộc địa nhiều là thế, quân đội đông là thế, khí giới hiện đại là thế, Mỹ chi cho nhiều tiền là thế, mà vẫn thua mấy anh Việt Minh, đến năm 1954 phải cuốn gói về nước. Thế mới đúng là “chuông khánh còn chả ăn ai!”.

Rồi lại thêm một cái chuông khánh nữa. Cái chuông lần này to hơn nhiều so cái chuông mang tên Phú-lang-sa trước đây. Lần này là cái chuông mang tên Mẽo, có cái cờ in mấy chục ngôi sao và mấy cái vạch; Mẽo huy động thêm các chư hầu ở chung quanh nước Việt tính ra con số hàng triệu, cùng với đám tay sai người bản xứ, những tưởng kỳ này sẽ nuốt gọn miền Nam Việt Nam rồi làm cuộc Bắc tiến. Nhưng trời có mắt, không bao giờ phi nghĩa lại có thể thắng nổi chính nghĩa. Lần này người đập tan cái chuông in cờ sao và vạch trên đó không phải là Việt Minh mà là “V.C.”.

Cái chuông made in USA bị vỡ tan từng mảnh, sau đó những mảnh vỡ được chuyển về cố quốc cùng với những mảnh vỡ của đám chư hầu và tay sai.

Đã là những mảnh vỡ thì cứ ở yên trong bụi tre, đừng có cựa quậy gây rối, thì dân ta .để yên cho, còn muốn gây rối thì đem chúng mày cắm lên mặt tường bao quanh biên giới, phòng kẻ nào xâm phạm, chúng sẽ bị cứa chân chảy máu.

Hỡi những mảnh chĩnh đang nằm ngoài bụi tre ở trong hay ngoài nước, hãy nhớ lấy câu: “Chuông khánh còn chả ăn ai, huống chi mảnh chĩnh vứt ngoài bụi tre” nhá./.

Hình trong bài: Quân Pháp rút khỏi thủ đô Hà Nội (H. trên); Bộ đội ta vào tiếp quản thủ đô ngày 10/10/1954. (H. dưới)
Ngày 04/11/2024
Ngã Thị Dã

Add a Comment

Your email address will not be published.