Dành cho người mới chơi lan – Bệnh của lan

AOS Benh 3

BỆNH CỦA LAN.

Tác giả: Stephen R. Batchelor

Khi tôi bắt đầu trồng lan vẫn thì vẫn đang trong tuổi “teen”, và tôi đã mua cây lan đầu tiên từ một nhà vườn ở địa phương. Tôi nghe người ta nói rằng lan sống trên cây, vì thế tôi đã treo cây lan đó trên cây ở sân sau. Trông nó rất lạ mắt, với những cái lá dai và thân dầy, nhưng từ lớp vỏ lụa trên ngọn đã nhanh chóng xuất hiện hai bông hoa rất thanh tú, chưa bao giờ tôi được trông thấy. Cây lan được trồng trong chậu với những vỏ cây, giống như những miếng gỗ nhỏ, vì vậy hàng ngày tôi đã tưới nước cho nó một cách siêng năng

AOS benh 1

Photographer: Stephen R. Batchelor

HÌNH 1 – trong một tuần lễ, tình trạng thối đen đã làm giảm tuổi thọ của cây Cattleya lai như những gốc của nó ở hình trên.

 Ngay sau khi cây lan ra hoa, các giả hành của cây lan của tôi đã bắt đầu có hiện tượng đen từ gốc trở lên. Trong một tuần lễ cuống lá bắt đầu trở nên màu vàng. Tôi thực sự khiếp sợ, đành phải đưa cây lan vào trong nhà, và cái lá duy nhất đã rời khỏi cây và rớt xuống trong lúc tôi di chuyển nó. Trong bàn tay run rẩy của tôi, tất cả còn lại đối với cây lan yêu quý của tôi chỉ là những giả hành rỉ nước và trở nên đen kịt.

Đó là sự khởi đầu đáng nhớ của tôi. Bạn đã có bao giờ gặp tình trạng như tôi chưa?

BỆNH THỐI RỮA DO NẤM

Hầu như mỗi người trồng lan đều trải qua kinh nghiệm với những tình trạng thối đen, bất kể họ có thừa nhận hay không! Bởi vì chính sự thối rữa này làm chết các mô của cây, và lây lan rất nhanh. Tôi mạo muội mà dự đoán rằng, số lan chết do bị thối rữa nhiều hơn số lan bị sâu bệnh. Những người mới chơi lan có thể có khuynh hướng chú ý nhiều hơn đối với tình trạng thối rữa do tưới quá nhiều nước, nhưng ngay cả đối với những người trồng lan có kinh nghiệm cũng phải dùng đến hoạt chất có gốc dầu để trừ khử.

Bệnh thối rữa, bản chất là do nấm, có hai loại nấm có liên quan, đó là Pythium ultimumPhytophthora cactorum. Chúng tấn công vào bất cứ bộ phận nào của cây lan, thông thường thì chúng hoạt động bắt đầu từ đáy chậu trở lên. Bệnh thối rữa là một bệnh rất nguy hiểm, cần phải tiêu diệt ngay, đầu tiên chúng xuất hiện ở rễ hoặc thân rễ, từ đó cúng lan tràn ra khắp thân cây.

AOS Benh 2

Photography: Stephen R. Batchelor

HÌNH 2 – Ngay sau khi thâm nhập (vùng khuất), loài nấm này đã tràn ra gần như toàn bộ giả hành của cây Cattleya.

 Sự phá hoại của chúng đối với cây lan bắt đầu ngay từ trước khi  người trồng nhận ra sự việc. Chỉ khi sự phá hoại đã chuyển lên phần trên của giả hành, thường thì giả hành chuyển sang màu vàng trước, lúc này thì mọi chuyện đã quá trễ rồi. Chỉ có phần mô còn sống với màu xanh ở phần trên của giả hành cùng với cái lá của nó, lúc này cần cắt bỏ ngay ở gốc những rễ bị chết và không còn mắt thức nào. Trong thời gian rất ngắn, giả hành cũng trổ nên hoàn toàn đen, lá chuyển sang vàng và rụng mất. Bi kịch cuối cùng là một cây lan không còn lá, chỉ còn là một “bộ xương” đen (Hình 1).

Khi sự lây nhiễm tình trạng thối rữa bắt đầu từ lá hoặc từ giả hành, việc cần làm ngay là tách chúng ra trước khi chúng có thể hủy hoại cả cây lan. Sự lây nhiễm có thể bắt đầu như những chấm màu đen hồng và mềm, rồi chúng lan xuống mà không có sự báo trước nào (Hình 2). Những chồi mới được biết là rất dễ bị tổn thương do sự thâm nhập của tình trạng thối rữa này, có lẽ do những mô đó còn rất non, và vì thế là chỗ yếu, và cũng có thể là do sự phát triển của những cái lá, nơi chứa nhiều nước, là những điều kiện lý tưởng để lây nhiễm. Chất Pythium có công hiệu chữa bệnh thối rữa hoặc là giảm tình trạng chứa nước đối với những cây lan gieo hạt hoặc cấy mô trong những cái chậu chung. Trong điều kiện chật hẹp này sự phá hoại của bệnh sẽ nhanh chóng lan truyền từ cây này sang cây khác. Những người trồng lan cần để mắt đến những mô bị đen, nhất là vào những thời kỳ thường xuyên ẩm ướt ở khu vực trồng lan của mình, lúc này cần có sự quan tâm cao. Ở những cây lan đã trưởng thành, các giả hành và thân rễ cần thỉnh thoảng bóc lớp vỏ lụa ngay khi chúng bắt đầu khô và chuyển sang màu nâu, nhằm mục đích là cho dễ quan sát các mô của giả hành. Một khi đã phát hiện ra những đốm đen ở thân cây, cần phải xử lý ngay. Bởi vì tình trạng thối rữa sẽ lây lan rất nhanh, bất kỳ sự chậm trễ nào cũng đẩy cây lan vào tình trạng nguy hiểm.

Trong quá trình xử lý cây lan bị bệnh thối đen, bước đầu tiên là cắt bỏ tất cả các mô bị bệnh, phần cắt bỏ cách những mô chưa bị bệnh ít nhất là 1 inch (>3 cm). Hy vọng bằng cách này chỗ bị bệnh sẽ được cách ly khỏi cây lan. Điều này không gây đau buồn cho những người trồng lan nếu ta thực hiện những biện pháp kịp thời trên các lá lan, trên mỗi giả hành hoặc trên thân rễ. Phần nhỏ mà ta cắt ra thì cần xử lý bằng hóa chất. Nhưng nếu sự lây nhiễm đang lan rộng thì người trồng lan phải đối mặt với sự đau đớn là cắt bỏ toàn bộ giả hành bị bệnh, và cả chỗ giả hành tiếp xúc với thân rễ, làm như vậy để những phần còn lại của cây lan có cơ hội để chống chọi với bệnh này.

Thỉnh thoảng những giả hành phát triển trước sẽ chết. Đây có thể là một hiện tượng tự nhiên, nhưng sau đó thì chuyển sang màu sẫm hơn làm cho người trồng lan nghi ngờ. Những giả hành sống như vậy, dù rằng là hiếm hoi, nhưng cũng vẫn có thể là con đường để lây nhiễm (Hình 3). Vì vậy tốt nhất là cắt bỏ những giả hành đó và tiến hành xử lý bằng hóa chất như mô tả dưới đây.

Thuốc Truban 30 WP (Terrazole) được khuyến cáo nên dùng để diệt loài nấm gây bệnh này. Liều lượng khi xử dụng để xử lý cây bị nhiễm bệnh này là 1½ muỗng cà phê (1/2 muỗng ăn súp) cho một gallon nước. Nói cách khác, dung dịch này là loại chất bột có thể pha nước nên được dùng để phun vào chất trồng cho lan giống như ta tưới nước cho chúng vậy. Bộ rễ và chất trồng cần phải được súc sạch. Có thể áp dụng cách này trong thời gian một hoặc hai tuần lễ nếu thấy cần thiết phải xử lý triệt để. Loại thuốc diệt nấm có hệ thống là Aliette và các phụ phẩm của chúng cũng có thể là một cách kiểm soát hợp lý bệnh nấm.

AOS Benh 3

Photography: Stephen R. Batchelor

HÌNH 3 – Mặc dù những giả hành bị đen như thế này chết đi do đã “già”, làm cho màu của nó sẫm lại. Tốt nhất là cắt bỏ đi để tránh khả năng lây nhiễm.

(Còn tiếp)

Nguồn: Hội Hoa lan Hoa kỳ

Kỳ sau: Bệnh thối rễ

Add a Comment

Your email address will not be published.