Chuyện bình thường và bât thường

villa

Chuyện bình thường và bât thường

Chuyện bình thường là những sự việc, hiện tượng vẫn thường thấy, không có gì lạ, không có gì đặc biệt. Tuy vậy dánh giá thế nào là chuyện “bình thường” thế nào là “bất thường”  cũng không dễ. Bởi việc xác định đó phụ thuộc vào cách nhìn nhận của cá nhân, với người này thì bình thường nhưng với người kia lại bất thường. Hơn nữa, nó còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận, đánh giá của xã hội và theo thời gian (như chuyện đốt pháo ở nước ta), thậm chí phụ thuộc vào chế độ xã hội hoặc cá nhân một lãnh tụ  đối với hiện tượng đó. Có những xã hội coi hiện tượng cờ bạc, mại dâm là bình thường , có những xã hội lên án, không chấp nhận . Đấy là chuyện “lý luận” còn nhìn chung, một sự việc được xem là bình thường khi sự viêc đó diễn tiến đúng quy luật, phù hợp với sự phát triển và nằm trong “hành lang” pháp luật hay đạo đức mà xã hội đương thời cho là phải , là đúng. Sau đây là một vài chuyện có “tên tuổi”:

1.

Ủy ban Kiểm tra trung ương qua kiểm tra , nhận thấy ông  có khuyết điểm vi phạm chế độ , chính sách và đã biểu quyết “thống nhất đề nghị Ban Bí thư xem xét thi hành kỷ luật ông Tổng Thanh tra chính phủ  bằng hình thức cảnh cáo”, Chuyện như thế này : Có một ông Tổng thanh tra CP  trong thời gian ông giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt ở địa phương, đến  trung ương, chỉ nói riêng về nhà đất thôi (vì cũng chỉ thanh tra về nhà đất !)  ông đã có sáu cơ ngơi từ 100 đên 15.000m2 .,  Qua kiểm điểm, ông  đồng tình với kết luận của Ủy ban KTTW và đã : nghiêm túc nhận khuyết điểm, có lời xin lỗi trước Đảng, trước nhân dân và xin trả lại 3 ngôi đươc  nhà nước cấp cho ông trước đó, nay ông xin trả lại. Ba ngôi nhà còn lại ông trình bày:  Với đồng lương cấp bậc  tổng thanh tra, ông cùng vợ con đã tằn tiên dành dụm cùng với sư chi viên của bè bạn và đăc biệt là của cô em gái nuôi. Tìm hiểu kỹ một chút thì cô này là con bà mẹ nuôi của ông (không rõ có nuôi nấng ông ngày nào không nhưng ông gọi là mẹ nuôi) bà này có cô con gái , nếu ông gọi cô là em nuôi thì cũng đúng luật (mặc dầu ông chẳng nuôi nấng cô ngày nào). Khi bà qua đời đã chia thùa kế cho cô con gái của mình, mà quên (?) chia cho đứa con nuôi (là ông), nay cô chia thừa kế lại cho ông.

Đây là chuyện bình thường? Nhà nươc đã kỷ luật ông rồi , ông đã nhận lỗi rồi, (Theo TTXVN),

2.

Sau khi đọc báo thấy bài có nội dung Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, trong đó có kiểm điểm về yếu kém trong quản lý đất đai,  Một cô giáo trường THPT Long Xuyên tải lại thông tin này lên facebook cá nhân rồi có lời  : “Hồi nào vậy tèn! Mà vậy đi cho đẹp lòng dân”. Bài viết này có nhiều bình luận trong đó có bình luận của một nhân viên điện lực An giang: “Ông Chủ tịch này cái mặt kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch của An Giang”. Oái ăm ở chỗ ông này dùng Facebook của vợ là bà phó văn phòng Sở công thương (bà nay vốn là học trò cũ của cô giáo) qua công tác nắm tình hình để bảo vệ Đại hội Đảng bộ  lần thứ X của tỉnh , lập tức, Sở TT&TT cùng Công an tỉnh truy tìm và phát hiện được “thủ phạm”. Tiếp đó   mười sáu cơ quan ban ngành  trực thuộc UBND tỉnh  vào cuộc để  truy cứu “thủ phạm” (báo Lao động điện tử 3:6 PM, 23/11/2015). Hai đôi tượng (cô giáo và ông nhân viên điện lực) bị quyết định xử phạt  hành  chính mức 5 triệu đồng ; xử lý kỷ luật cảnh cáo đảng và chính quyền  với cả ba đương sự. Riêng bà vợ của ông nhân viện điện lực còn bị thuyên chuyển công tác (quýt làm cam chịu).Trong cơn sợ hãi, ông nhân viên điên lực vội vàng mang 5 triệu đồng nộp phạt, còn cô giáo  thì có đơn xin giảm mức phạt với lý do kinh tế khó khăn, (tuy có nhiều người xin trợ giúp nhưng cô từ chối). Chuyện này  khiến dư luận cả nước kinh ngạc . Sau khi bị các cơ quan truyền thông phản đối dữ dội, các Sở, Ban, Ngành  của tỉnh đã rút các quyết định xủ phạt và kỷ luật, các đương sụ chỉ bị cơ quan mình đang công tác phê bình  nhắc  nhở trước tập thể .

 Khoan nói đến tài (và đức) của các cá nhân và tổ chức tham mưu của tỉnh. Nói riêng về ông chủ tịch  tỉnh , sau khi kết thúc sự vụ,  có lẽ còn e ngại dư âm của nó ông đã quang minh chính đại phát ngôn : “Quan điểm của tôi trong vụ việc này là sẵn sàng tha thứ cho các cá nhân vì họ đã thấy được lỗi của mình nên tôi đã yêu cầu đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tham mưu xem xét theo hướng rút lại các quyết định xử lý đối với ba cán bộ vừa qua và xem xét chỉ xử lý hình thức nhẹ nhất mang tính phê bình nhắc nhở là chính”. Thật đáng  “nghiêng mình” đối với cá nhân ông. Thật cũng chẳng biết ứng xử của ông chủ tịch tỉnh là bình thường hay bất thường? Chi có điều, cả ba đương sự và cả nhũng người biết chuyện chắc gì họ đã nhận ra lỗi lầm.

3.

Mấy ngày qua ồn ã chuyện hàng nghìn  dân chài nơi biển Sầm Sơn kéo lên tỉnh Thanh Hóa phản đối việc chính quyền lấy hết cả đường ra biển của ngư dân để làm du lịch. Nghe chuyện tỉnh phải đặt cả văn phòng tại thị xã Sầm Sơn để tiếp dân, khẩn trương “ban ra” cả loạt chính sách hỗ trợ cho cô bác ngư dân bỏ nghề biển, chuyển sang nghề khác với ưu ái nọ, ưu ái kia. Nào hỗ trợ 70 triệu đồng cho mỗi thuyền đánh cá 20CV, 50 triệu đồng cho mỗi thuyền thúng, nào lo gạo 6 tháng cho dân… Tình hình căng thẳng khi ngư dân quyết liệt không chịu nhận tiền đền bù, mà chỉ một khát vọng yêu cầu chính quyền trả lại hoăc ít nhất dành 500- 1500m đường ra biển, và nơi để neo đậu thuyền. Giải thích thế nào khi ngư dân ra biển không có đường, thuyền lưới của ngư dân không có bến đậu? Có biết biển với ngư dân là mưu sinh, là cuộc sống, là máu thịt của họ, sao chính quyền chỉ hướng  về cái “không gian du lịch biển” với khách sạn, nhà hàng, ki ốt này kia, mà ngó lơ đi chuyện cơm áo mưu sinh của dân chài? Tiền thu về cho cái dự án này có thể nhiều đấy, nhưng chỉ vào túi một DN, làm giàu cho ông chủ mà tỉnh dành “ưu ái”. Người dân ra khơi bòn nhặt, moi từ lòng biển mênh mông từ con cá, con tôm cho dù thu nhập rất ít nếu có nộp thuế thì cũng rất thấp ngân sách của tỉnh cũng chả trông mong gì, nhưng đó là những đồng tiền nuôi cả vạn dân nghèo. May mà ông Bí thư Tỉnh ủy  đã có cuộc đối thoại với dân! May mà người đứng đầu Đảng bộ dũng cảm nhận lỗi trước dân và chấp nhận yêu cầu của dân có nơi ra biển, có nơi đỗ ghe thuyền cho dân, nên bức xúc bất bình của những người dân này được giải tỏa! Dù sao cũng cần một “cái kết” như thế , không thể khác được là cần phải có. Hy vọng sự nhận lỗi ấy là khởi đầu cho tư duy biết vì dân, trọng dân, trả về cho dân cái mơ ước ngàn đời được ra khơi đánh cá, được quyền mưu sinh từ biển.

  Rõ ràng việc gặp dân nghe dân là chuyện bình thường dù đó có là ông bí thư.

Nói lại chuyện mấy năm trước,  UBND thị xã Bỉm sơn (Thanh hóa) có quyết định  chuyển đổi nguyên trạng đất đai, tài sản và BQL chợ Bỉm Sơn cho Tổng Công ty Đông Bắc  xây dưng chợ mói với thời hạn 50 năm, rồi cho các hộ kinh doanh thuê lại, trong khi các hộ tiểu thương không  được biết, được bàn. Tiểu thương dã phản đôi với chính quyền thị xã và đã khiếu nại lên tới cấp tỉnh suốt mấy tháng trời, nhưng dân cần quan chưa vội nên chưa  đươc giải quyết.  Đến lúc công ty Đông bắc đến tháo dỡ chợ, quá bức xúc và đỉnh điểm là 4 ngày bỏ cả tết âm lịch, hàng trăm tiểu thương đã “ tụ tập đông người“ trước cổng Tỉnh ủy, Ủy ban   đòi gặp lãnh đạo tỉnh  phải hủy quyết định của UBND Thị xã Bỉm Sơn . Cuối cùng một vị lãnh đạo tỉnh và cùng đi với ông có một nhân vật mới chủ trì cuộc đối thoại trực tiếp,  lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của bà con…. Sau khi nghe các kiến nghị ông mới nàycho rằng:  UBND tỉnh xét thấy kiến nghị của bà con có một số điểm đúng, cái gì đúng thi lãnh đạo phải nghe theo, và ngay lập tức ông chỉ đạo UBND thị xã Bỉm Sơn hủy quyết định về việc bàn giao chợ cho Tổng Công ty Đông Bắc. và bàn bạc lại với bà con về việc quản lý chợ (tuy ông có lèo một câu đúng chức trách của mình : cảnh giác có bọn xấu trà trộn. Báo chí kết luận: Tiểu thương chợ Bỉm Sơn đấu tranh đã thắng lợi! Người “xuất tướng “ (từ của báo), đứng ra gặp gỡ dân là ông bí Bí thư tình ủy và báo chí đã hết lời ca tụng ông! Có lẽ ở thời điểm đó ,bí thư gặp dân là điều bất thường  vì nó hoàn toàn khác cách giải quyết vụ Tiên Lãng – Hải Phòng, vụ Văn Giang – Hưng Yên, …với lửa cháy, súng rền!

Lại chuyện một ông bí thư khác cũng trong năm nay: Việc bán sữa tươi  ở Củ Chi, Ông  chủ tịch huyện biết nhưng  không tìm hiểu nguyên nhân vì sao sữa của người dân nuôi bò sữa không bán được (lại được COI là một chuyện bình thường ) để đến nỗi nông dân phải điêu đứng. Chuyện lại được coi là bất thường khi ông chủ tịch huyện không có số điện thoại cá nhân của bà TGĐ của một Tập đoàn kinh tế – (người phụ nữ từng được một tạp chí nước ngoài bình chọn là 1 trong 50 phụ nữ quyền lực nhất châu Á) – trong khi đến ngay cấp dưới của bà rất nhiều người cũng không có được? Đó là chưa kể, cho dù ông Chủ tịch huyện có số điện thoại của bà Tổng giám đốc nữa  mà muốn gặp bà Tổng giám đốc một tập đoàn kinh tế lớn thì phải thông qua bộ phận thư ký của bà để hẹn và sắp lịch chứ? Mà bàn về chuyện quốc kế dân sinh quan trọng như thế chẳng lẽ cứ “alô’ là giải quyết được hay sao? Việc đến tai ông UVBCT bí thu thành ủy ,ông  bảo  ông chủ tịch huyện  cho ông số diên thoại để ông liên hệ với Vinamilk xem khúc mắc ở đâu. Điều đáng nói là việc làm ấy của ông bí thư  lẽ ra nên được coi là hết sức bình thường như một nhiệm vụ tất nhiên phải làm khi cấp dưới của ông không làm thì lại được đông đảo dư luận xem như là một chuyện bất thường , một tấm gương sáng chói . Và quả nhiên khi ông bí thư  qua “alô” gặp bà TGĐ thi được giải thich phải gặp nhau để tìm hiểu nguyên nhân!

Có người nói : Việc tung hô một ai đó đi quá giới hạn thường rất nguy hiểm và đôi khi tạo ra những cái bẫy trong trò chơi quyền lực và áp lực.

Lan man tiện thể nói chuyện một ông bí thư khác  ông bí thư Hà nội lại nói “…phát triển kinh tế, quan tâm đến cảnh quan, thu hút du khách… đều rất quan trọng, nhưng …tội phạm nhiều, người dân không dám ra đường thì cũng vứt đi”…Thông thường người ta nói “cơ hàn sinh đạo tặc”, nên mới khuyên tích cốc phòng cơ .Chẳng may bần   cùng vướng nghèo đói thì cũng phải “đói cho sạch, rách cho thơm” . Bây giờ lại được nghe câu “thà nghèo mà yên bình…”. Phải chăng đây cũng là một ý kiến lạ và mới, một đường hướng bất thường?

Chuyện xã hội

 Nói nhiều chuyện về quan chức sợ không công bằng, sau đây là những chuyện xã hội.

Hiện tượng tội phạm ở mức độ nào đó được coi là bình thường, (vì xã hội nào cũng có) nhưng tội phạm cao đến một mức nào đó sẽ trở nên bất thường, báo hiệu xã hội đã có sự rối loạn. !

Chuyện gian lận trong thi cử là chuyện phổ biến, sau mỗi buổi thi sân trường trắng xóa “phao” thi. Việc bày bán băng đĩa lậu, mũ bảo hiểm giả công khai trên các vỉa hè mà không bị xử lí (không những thế “người ta” còn định phạt người dùng không biết đó là sản phẩm giả vẫn xử dụng). Dẫn người già, người tàn tật, qua đường, việc trả lại của rơi nhặt được … mọi người thường làm, nhưng anh công an làm việc đó thì lại được nhiều phương tiện truyền thông chụp hình quay clip coi như gương người tôt việc tốt,

Rồi đến việc  “chạy” điểm, “chạy” trường, “chạy” án, “chạy” dự án, “chạy” đề tài khoa học, “chạy” quyền, “chạy” chức,…trăm thứ “chạy”, Báo Infonet của Bộ Thông tin & Truyền thông ngày 9/2 vừa qua đưa tin vị ĐB Quốc hội hai nhiệm kỳ XI, XII, đoàn ĐBQH Thanh Hóa đã thẳng thắn: “Bây giờ chạy vào Quốc hội là bình thường, có tiền là chạy được, có quan hệ thân là chạy được. Chạy vào đó để hưởng lợi, để đánh bóng thương hiệu thôi chứ không phải chạy vào đó là vì nước, vì dân”. Chuyện này có được coi là bình thường ?

Sang chuyện bạo lực.

Vì sao những ngày tết là thời điểm an lành nhất lại có những  bùng nổ bất thường như thế? Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong dịp Tết Ất Mùi vừa qua đã xảy ra hàng ngàn vụ bạo lực, đánh lộn gây thương tích trong nhân dân, làm 6.207 người phải nhập viện do  đánh nhau, ngày cao nhất với 900 trường hợp và 15 người tử vong. Những con số đó cho thấy, đây là vấn đề nghiêm trọng vì nó phản ánh một tâm thế rối loạn của xã hội, nó ấp ủ những dồn nén trong những con người vốn bình thường. Thái độ ấy hành sử ấy  chủ yếu xuất phát từ tâm lý bất an, phần đông người dân quần quật kiếm sống để chỉ tiêu cho từng ngày, từng tháng mà người ta thường nói chạỵ ăn từng bữa nên bất an về tương lai, . Ngay cả phần đông người giàu có và có quyền chức cũng bất an vì tất cả tiền bạc và địa vị của họ không đến từ tài năng và công sức chân chính mà chỉ đến nhờ chạy chọt và tham nhũng, bởi vậy họ cũng bất an. Trong một xã hội mà phần đông đều bất an, không biết giá trị nào thực, đâu là chuẩn mực đạo đức. Ranh giới giữa cái tốt và cái xấu, cái cao đẹp và cái thấp hèn, cái nên hay được làm và cái cấm hay không nên làm đều mất ranh giới, thì người ta cũng mất cả nhân cách và, quan trọng hơn, mất cả tính hướng thiện. Có thể nói rằng các vụ đánh nhau, ẩu đả trong vài dịp hội hè lễ tết  ở nước ta là một câu chuyện hết sức bất thường. Các nhà lãnh đạo, các phương tiện truyền thông nhà nước cũng nên thôi chê người dân sử dụng rượu, bia dẫn đến không làm chủ được bản thân khiến nảy sinh hành vi bạo lực… vô văn hóa mà không hỏi tại sao lại có hiện tương đó. Trấn áp có thể làm giảm được, nhưng sẽ không bền vững. Vấn đề tội phạm rất phức tạp, nó bắt rễ từ rất nhiều vấn đề như chính trị, kinh tế, an ninh,  văn hóa- xã hội, giáo dục…

Vấn đề đặt ra là nếu những hiện tượng đáng được xem là bất thường do sự  quản lý của chính quyền thế nào đó để nó trở thành bình thường, phổ biến  dẫn đến chuyên hòa cả làng: Mắt toét là tại hướng đình . Cả làng toét mắt chứ mình em đâu! Dân gian mình  rất tinh tê nói như chơi vậy thôi nhưng ngầm ý lại là cái tại cái “hướng đình”. Xin dẫn chuyện mà không bàn: chiều 8/3, tại Hội nghị tổng kết công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí 2015 và nhiệm vụ 2016,  – Phó Giám đốc Công an TP.HCM làm “chấn động” hội trường khi nhấn mạnh: “50% vụ án buôn lậu có bóng dáng cán bộ hải quan hoặc có liên quan”… “Tôi cũng xin lý giải thêm vì Ban Nội chính yêu cầu Công an TP giải trình là tại sao án tham nhũng được phát hiện do trinh sát là ít, tôi đã nói thẳng không phải là ít mà là không có. Lý do là vì CATP cũng phải chấp hành chỉ thị 15, hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên mà công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên”!

Thay lời kết

(Báo CATP HCM) Thường ngày mọi người vẫn thấy bà Phan Thị Kim Hoa ngồi bán chuối, hột vịt và những món lặt vặt ở chợ thị trấn, nhưng lúc nào rảnh rỗi lại lấy sách luật ra đọc. Dù nhiều người gièm pha, bảo bà “có vấn đề”, nhưng sau bốn năm dùi mài kinh sử, mọi người ngỡ ngàng khi thấy bà khoác áo, đội mũ miện nhận bằng Cử nhân Luật tại Trường Đại học Cần Thơ (có ảnh hẳn hoi). Khi nhận bằng trở về, bà không tổ chức ăn mừng mà xếp ngay vào ngăn tủ, rồi tiếp tục công việc thường ngày là chở hàng ra chợ ngồi bán. Cử nhân luật tuổi 55 cho biết: sẽ tiếp tục kiếm tiền học thêm 6 tháng nữa để lấy bằng luật sư, khi ấy tui sẽ dùng kiến thức pháp luật của mình giúp đỡ người nghèo, Báo chí tỏ sự thán phục công sức của người đàn bà ấy, ca ngợi bà như một điểm sáng, một nét  hồng của đời sống. Nhưng  chuyện người đàn bà nghèo học luật đã gieo biết bao nhiêu câu hỏi là tại sao bà, người bán chuối  55 tuổi ấy  phải dành  một phần thời gian cho mưu sinh, chăm sóc con cháu, …để đi học và  tại sao lại cứ là theo đuổi học Luật – môn học khô khan này mà không học môn  khác dễ kiếm việc, kiếm tiền

Phải chăng ngồi giữa chợ, (và đứng giũa đời) nhìn thấy bao điều trái khoáy diễn ra trước mắt, việc bà chọn học luật như là để tìm điểm tựa , để tồn tại như một con người bình thường./.

Trần Thế-Phổ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Add a Comment

Your email address will not be published.