Nhà che, nhà kính trồng lan.
Mục tiêu: Giới thiệu nhà che, nhà kính trồng lan, các yêu cầu, thông số kỹ thuật của nhà che, nhà kính trồng lan theo các mục dưới đây.
Xem thêm:
- Phần 1 – Sản xuất hoa lan – Giới thiệu và tình hình chung.
- Phần 2 – Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học.
- Phần 3 – Yêu cầu điều kiện sinh thái của lan và tiêu chuẩn định giá.
- Phần 5 – Cách làm giàn treo cho lan.
- Phần 6 – Lắp đặt hệ thống tiêu, tưới nước cho hoa lan.
- Phần 7 – Chọn chậu và làm giá thể trồng lan.
– Nêu được các thông số kỹ thuật và yêu cầu của nhà che đơn giản;
– Phân tích được những khó khăn và đưa ra các giải pháp khắc phục trong khi làm nhà che;
– Trình bày được các yêu cầu cần thiết khi chọn địa điểm trồng lan;
– Nhận thức được tầm quan trọng của nhà che đối với cây hoa lan;
– Có ý thức giữ gìn, tiết kiệm nguyên vật liệu và đảm bảo an toàn lao động, an toàn cho môi trường sinh thái.
A. Nội dung:
1. Sơ lược về yêu cầu thiết kế nhà che, nhà kính trồng lan.
– Một nhà kính trồng lan có các trao đổi vật chất chủ yếu với môi trường chung quanh như trong hình sau, đó là các yếu tố chính cần quan tâm khi thiết kế:
* Các yếu tố cần đảm bảo khi thiết kế nhà kính trồng lan:
– Chọn vị trí thích hợp: không bị che khuất nắng, nguồn nước tưới, tiêu thuận tiện, gần đường vận chuyển, gần mạng lưới điện năng và có thể là mạng truyền thông tin như điện thoại, mạng máy tính, internet…
– Hướng nhà tối ưu để tận dụng bức xạ mặt trời và tránh gió hại.
– Chịu tải trọng: gió, mưa, các hệ thống máy móc, chậu cây treo, người làm việc trên mái…
– Mái, tường bao đóng mở được theo yêu cầu hệ thống thông gió…
-Vật liệu che phủ thích hợp: chịu lực, chống rách, chống biến màu, tính trong suốt, khả năng lọc bức xạ bằng màu sắc, khả năng tán xạ ánh sáng đều khắp…
– Hạn chế các vật chắn sáng tới mức tối thiểu để thu tối đa bức xạ mặt trời.
– Chống thất thoát năng lượng qua tường bao, mái nhà, nền nhà…
– Khả năng dự trữ nhiệt lượng (bồn nước, vách bao chứa nước, dùng màu để hấp thu, phản chiếu bức xạ nhiệt và ánh sáng…)
– Thuận tiện cho việc cung cấp vật liệu nông nghiệp (đất, bầu, chậu cây, phân bón, hạt giống, thuốc BVTV, nhiên liệu, máy móc, kệ giá…) và thu hoạch, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường trong và ngoài nhà kính trồng lan.
– Thuận tiện cho việc thay thế từng phần và sửa chữa, bảo quản khung sườn, vật liệu che phủ…, lắp đặt vách ngăn…
– Thể tích đủ lớn để đảm bảo môi trường đồng đều, thông khí, đối lưu…
– Xác định được nguồn cung cấp vật liệu, phụ liệu xây dựng.
– Có khả năng đầu tư ban đầu, vận hành bảo dưỡng đối với nông dân. Đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế.
– Mỹ quan, giảm tác hại cảnh quan du lịch.
* Nhà kính trồng lan phải lắp đặt được (từ đầu hay bổ sung dần) các hệ thống sau:
– Hệ thống điều khiển môi trường (sưởi ấm, làm mát, màn che nóng di động, che ánh sáng, thông gió tự nhiên và nhân tạo, điều hòa nhiệt (ống sưởi, quạt…)
– Hệ thống cung cấp bổ sung CO2.
– Hệ thống tưới tiêu, cấp thoát nước (theo nhiều phương pháp: tưới phun, phun sương, nhỏ giọt…), bơm phân phối dưỡng chất…
– Hệ thống điện: chiếu sáng cho cây trồng, vận hành máy móc điều khiển môi trường, bơm tưới, chiếu sáng bảo vệ…
– Hệ thống lưới ngăn côn trùng dịch hại.
– Hệ thống bảo vệ chống trộm.
1.1. Khái quát chung về nhà kính trồng lan, nhà lưới trồng lan.
* Thứ nhất là nhà kính trồng lan có mái che: Loại nhà này thường nhỏ, mỗi chiều dài khoảng 2 đến 3m. Người ta tận dụng phần đất trống phía hông nhà để dựng nhà kính trồng lan loại này. Đây là loại tương đối dễ làm và đỡ tốn kém. Tuy nhiên, nó có hạn chế trong việc mở rộng không gian và nhiệt độ tăng giảm nhanh hơn mong muốn rất nhiều.
* Loại thứ hai là nhà kính trồng lan kết nối với phần mở rộng của nhà ở: Loại này thường có diện tích lớn hơn, và vì thế dễ dàng kiểm soát độ ẩm, sức gió và một số vấn đề khác.
* Loại thứ ba là nhà kính trồng lan không có giá đỡ: Đây là loại không có sự kết nối với nhà ở trên cả bốn mặt chính, vì vậy là loại nhà đắt tiền nhất. Tuy nhiên, nó cung cấp ánh sáng một cách tối đa và dễ kiểm soát mọi biến đổi về điều kiện trồng và chăm sóc.
– Nếu bạn có ý định trồng phong lan trong nhà kính trồng lan thì cần ghé thăm những mô hình ở cả ba dạng trên, kết hợp tham khảo thêm sách báo và các nhà sản xuất trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Nơi không gian bị hạn chế là phía bên trong nhà kính trồng lan, chính vì vậy cửa sổ góp phần mở rộng không gian. Cần lựa chọn mô hình nhà kính trồng lan với các lỗ thông hơi nhỏ để cho không gian được thoáng.
* Kích thước.
– Kích thước nhà kính trồng lan tốt nhất để cây phát triển là khoảng 4m chiều rộng và 4 – 6 m chiều dài. Ban đầu, một nhà kính trồng lan lớn có vẻ không cần thiết, nhưng khi cây trồng phát triển thì thực sự cần đến một không gian rộng rãi như thế. Hơn nữa, tùy vào số lượng cây bạn muốn trồng mà tính toán. Tốt nhất, nếu có thể, thì hãy làm nhà kính trồng lan rộng hơn mức trung bình một chút vì việc sửa chữa, mở rộng sau này chắc chắn sẽ tốn kém hơn là làm rộng rãi ngay từ lúc đầu.
* Ánh sáng.
– Các loại phong lan trồng trong nhà kính đều có nhu cầu tối đa lượng ánh sáng mặt trời. Hướng tốt nhất cho loại nhà kính trồng lan không có giá đỡ là xây dựng theo trục Bắc – Nam để nhận được nhiều ánh sáng mặt trời khi nó di chuyển từ Đông sang Tây. Nhà kính trồng lan có mái che và nhà kính kết hợp cũng cần thu nhận tối đa ánh sáng mặt trời nên cần bố trí theo hướng Đông hoặc hướng Nam chứ đừng bao giờ xây dựng theo hướng Bắc.
– Tránh xây dựng nhà kính trồng lan ở khu vực bóng râm hoặc khu vực có nhiều nhà liền kề nhau, vì như thế sẽ làm cho cường độ ánh sáng bị giảm bớt.
* Sưởi ấm.
– Một hệ thống sưởi là rất cần thiết cho bất kỳ khu vực nào có nhiệt độ dưới 350C. Đây là giải pháp rất tốt cho những trường hợp cần sưởi ấm khẩn cấp. Nhiều trường hợp do thời tiết lạnh đột ngột, do người trồng sơ suất, hay do mất điện, hệ thống sưởi ấm có vấn đề đã khiến vườn phong lan bị thiệt hại rất nặng.
– Hệ thống sưởi ấm cần phải có những yếu tố sau: hơi nước, nước nóng để lưu thông, ống dẫn khí nóng, khí tự nhiên. Tuyệt đối phải sử dụng khí đóng chai để hơi bốc lên không xâm nhập được vào nhà kính trồng lan. Hoa lan vốn là loại hoa dễ bị tổn thương với khí Etylen nên nó sẽ chết nếu có bất kỳ khí Etylen nào xâm nhập.
* Làm mát và thông gió.
– Ngoại trừ những nơi quá nóng mới cần đến hệ thống làm mát. Còn đối với những ngày nóng đột ngột thì chỉ cần làm mát bằng phương pháp thủ công là được.
Để trồng các loại lan ưa nhiệt độ thấp được thuận lợi, cần phải trang bị một máy lạnh hơi nước nhằm làm giảm nhiệt độ phù hợp với nhu cầu của chúng. Những phương pháp làm ẩm tự động nên thử kết hợp với những kỹ thuật làm thông gió khác nhau, chẳng hạn những lỗ thông hơi trên mái nhà hay bên hông, những chiếc quạt gió chạy liên tục. Những chỗ râm mát phụ thuộc chủ yếu vào những đặc tính đặc biệt của khí hậu, sẽ phải được điều chỉnh cho phù hợp.
2. Tác dụng của nhà kính trồng lan, nhà lưới
2.1. Nhà lưới:
– Nhà lưới là một kỹ thuật bảo vệ để giảm sự tác động của tự nhiên lên sản phẩm hoa và đặc biệt là đối với các loại hoa lan. Các loại lan hay trồng trong nhà lưới là: Hồ Điệp, Hoàng Thảo, Cát Lan, Địa lan…
* Ưu điểm:
– Ngăn côn trùng gây hại.
– Chủ động được thời gian sản xuất.
– Điều khiển được ẩm độ, ánh sáng và quá trình ra hoa của lan.
* Nhược điểm:
– Chi phí xây dựng cao, không phù hợp với kinh tế của các hộ dân.
– Nếu che phủ kính sẽ có hiệu ứng nhà kính (Phải dùng lưới có mắt lưới nhỏ < 0.25mm với chiều cao 0.8m và <= 1mm nếu trên 0.8m và mái) chúng ta tưởng là lưới như vậy thoáng nhưng bị chiếu với anh nắng mặt trời, lưới nóng lên tao hiệu ứng vòng nhiệt nên không khí không hề rễ ràng qua mắt lưới. Nhưng nếu che không kín thi tác dụng bị máy quá nửa rồi.
2.2. Nhà kính trồng lan.
– Nhà kính trồng lan là phương án toàn diện hơn, chúng ta có thể tạo ra những kiểu khí hậu như mong muốn. Nó như nhà lưới nhưng ta có thể dùng các loại thiết bị theo mong muốn.
– Khi sử dụng nhà kính trồng lan yếu tố cần chú ý đầu tiên là điều kiện khí hậu tại nơi đặt nhà kính, từ đó sẽ quyết định thiết kế của nhà kính trồng lan, các thiết bị đi kèm, độ dày, độ bền của mái… nếu dặt nhà kính trồng lan tại những vùng lạnh thì đem lại hiệu quả rất cao (Đà lạt, Sapa) do ổn định được nhiệt độ cho cây lan, giảm biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm nhiều này làm tăng năng suất đáng kể. Nếu đặt tại vùng năng nóng (Thành phố Hồ Chí Minh, mùa nắng tại miền Bắc) lúc này hiệu ứng nhà kính biểu hiện rất rõ, lúc này cần đến các giải pháp làm mát, thông gió trong nhà.
– Khi sử dụng nhà kính trồng lan là chúng ta phải áp dụng cho sản xuất hàng hóa, những sản phẩm hoa trong nhà kính phải có giá trị cao.
3. Một số mẫu nhà kính trồng lan, nhà lưới.
Nhà lưới của công ty Hasfarm theo công nghệ Israel lắp đặt tại Đà Lạt.
Mô hình tự động theo công nghệ Israel được chế tạo và lắp đặt tại ĐH Nông lâm TpHCM.
Nhà lưới trồng lan.
Phong lan trồng trong nhà kính.