ĐỌC CHO VUI

Paul Doumer

ĐỌC CHO VUI

 Phần I: Người Bắc Kỳ

Hôm nay đã là ngày cuối tuần, dù tôi đã dịch xong Chương II của cuốn LAN HÀI, nhưng lại không muốn post nó lên trang web, chỉ vì muốn các bạn thay đổi món ăn cuối tuần.

Tôi muốn giới thiệu với các bạn một phần rất nhỏ trong cuốn Hồi ký dày trên 300 trang của ông Paul Doumer (tên đầy đủ là Joseph Athanase Paul Doumer), nguyên là Toàn quyền Pháp tại Đông Dương từ năm 1897 đến năm 1902 (Pháp xâm lược Việt Nam năm 1885)

Nhắc đến tên Paul Doumer, làm tôi lại nhớ đến một câu chuyện hài hước vào thế kỷ 20. Đó là, có một sinh viên sinh ra tại miền Nam Việt Nam, ra Hà-nội học, trong một kỳ sát hạch oral (vấn đáp), ông thầy giáo Tây hỏi anh học trò này:

  • Ai đã xây cầu Long Biên (Hà Nội)?
  • Người học trò miền nam bí quá, liền chủi thề: “Đ.M”

Thế là ông giáo Tây gật gù, ông ta bảo: Đúng, đúng là ông Đu-me!

 

Thôi, vào đề như vậy cho các bạn vui thôi. Bây giờ mới trích một đoạn Hồi ký của Paul Doumere để các bạn đọc chơi. Đoạn nói về người dân Bắc kỳ:

“ Người dân ở đây cần cù, thông minh, khéo léo, đất đai màu mỡ. Ấy thế nhưng vào năm 1897, dân chúng dường như khốn khổ. Dưới làn mưa phùn buốt lạnh giá, họ lẩy bẩy gần như trần trụi trên đường, họ che chắn một cách sơ sài bằng chiếc áo tơi mà họ thường xoay về phía nước mưa dội xuống…”

“Khi vừa đặt chân đến Bắc kỳ, ta có một ấn tượng thật đau lòng, cái nghèo cái đói hiện diện khắp nơi, mặc dù đất đai rất phì nhiêu; và còn thêm an ninh bất ổn. Người Bắc kỳ nhìn chúng ta với vẻ khép nép, có thể nói họ cảnh giác với sự bạo hành của giới chủ. Họ không có được ánh mắt tin tưởng và sự tự tin mà sau này tôi biết và thấy ở Nam kỳ. Làng mạc thì chẳng khác gì dân chúng; ta cảm thấy chúng cũng nơm nớp lo âu. Những ngôi làng thường được những rặng tre to khỏe và các con hào bao quanh, lúc nào cũng lo phòng vệ. Nạn giặc cướp đã để lại những ký ức lâu phai về sự tàn ác để họ tiếp tục canh phòng chống lại nó. Họ không canh phòng chống lại người Pháp, nhưng họ rất sợ; họ vẫn đang phải chịu đựng đau khổ vì người Pháp. Việc trưng tập phu khuân vác, hay đám thợ thuyền, cho các đội quân là tai họa thực sự đối với các vùng bị trưng tập. Hiếm người đàn ông nào ra đi như vậy còn về lại được làng mình. Lao lực, bệnh tật tấn công họ còn nhiều hơn tấn công chính chúng ta trên vùng cao, những nơi hoang vắng, cướp đi rất nhiều người trong số họ, cho dù không phải lúc nào cũng để đưa họ sang thế giới bên kia, thì chí ít cũng đưa đến những nơi mà họ chẳng bao giờ trở về…”

(Trích trang 244-245 cuốn Hồi ký nói trên).

Kỳ sau: Phần II: PHỐ QUAN TÀI (Rue des Cercueils)

Pon de Pau Doumer

Hình trên: Cầu Long Biên, Hà-nội

Add a Comment

Your email address will not be published.