Virus phá hoại lan

Virus 1

Hiện tượng: Những đốm, những vệt, sọc và vòng tròn úa vàng và hoại sinh trên lá. Trên hoa có thể thấy những đốm hoại sinh và những vệt đồng thời màu ở những chỗ đó không bình thường. Một khi vi-rút đã xâm nhập thì chúng xâm nhập vào toàn bộ cây lan.

Cách xử lý: Thực ra không có cách gì để xử lý một khi cây đã bị nhiễm. Cách tốt nhất là hủy bỏ chúng đi để khỏi lây lan sang các cây khác. Nếu đó là cây lan quý của bạn thì hãy cách ly nó khỏi những cây khác và theo dõi chặt chẽ để nó không lây sang các cây khác.

Sử dụng các dụng cụ đã được sát trùng: Vi-rut lây lan thông qua nhựa cây của cây nhiễm bệnh sang cây khác qua các dụng cụ cơ khí. Chính những công cụ này mang vi-rut từ cây này sang cây khác nếu như chúng không được sát trùng kỹ. Có hai cách để giữ cho các dụng cụ thì cách thông thường là dùng lưỡi lam sát trùng một lần, còn nấu phải dùng lại nhiều lần thì mỗi lần dùng xong hay hơ vào lửa rồi mới dùng tiếp. Mỗi dụng cụ cần được sát trùng từ 15 đến 20 giây cho mỗi mặt.

Kiểm soát trong quá trình thay chậu

 Vi-rut có thể truyền đi bất cứ đâu nếu như có một sự dịch chuyển cơ học nhựa của cây bị lây nhiễm sang cây khác, thậm chí chỉ cần có sự cọ sát các của cây này với cây khác.

Hãy quan sát các cách kiểm soát bổ xung như sau:

  • Găng tay cao su. Mang găng tay cao-su khi nhận một cây lan được tặng và vứt bỏ ngay đôi găng này sau khi đã chuyển chúng. Mục đích là để tránh cho tay của bạn tiếp xúc với nhựa của cây lan đã nhiễm vi-rút lây sang các cây khác.
  • Dùng giấy báo phủ trên mặt chậu. Mục đích là làm cho mặt chậu lan được vô trùng. Giữ lại một số giấy báo và khi thay chậu thì trải trên khu vực thay chậu. Sau khi thay chậu xong thì vứt bỏ cả găng tay cũng như những tờ báo đó trước khi tiếp xúc với cây tiếp theo.

Khử trùng các chậu trước khi bạn có ý định dùng chúng – Bảo đảm chắc chắn rằng các chậu của bạn đã được khử trùng.

  • Khử trùng các loại chậu nhựa. Các loại chậu nhựa cần được khử trùng bằng cách, đầu tiên dùng nước xà-bông để loại bỏ các chất hữu cơ còn bám trên đó, sau đó ngâm chúng vào dung dịch thuốc tẩy trắng nồng độ 20% trong thời gian một giờ, sau đó ngâm chúng thêm một giờ nữa trong Physan theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Khử trùng các loại chậu gốm. Do chậu gốm có nhiều lỗ nên không thể chỉ dùng xà-bông và Physan để khử trùng mà hết được. Theo trình tự như đối với chậu nhựa ở trên, sau đó cho vào lò hấp tới 350oF trong thời gian một giờ thì không còn bất cứ vi-rút nào sống được.

Những hoạt động kiểm soát định kỳ

Vi-rut có thể lan truyền bất cứ khi nào mà có sự dịch chuyển cơ học nhựa cây từ cây bị nhiễm sang cây khác, ngay cả khi lá của hai cây cọ xát vào nhau. Chúng ta hãy khảo sát thêm các cách kiểm soát bổ sung sau:

  • Cắt bỏ các giả hành. Dùng một dụng cụ đã được khử trùng cắt mỗi giả hành ra khỏi cây. Cách dễ làm nhất là dùng một nửa cái lưỡi lam cạo mặt, chỉ cần khử trùng một lần, cắt bỏ giả hành rồi vứt bỏ cái lưỡi lam đó đi, (hoặc bỏ vào lò hấp để ở mức 350oF trong một giờ). Nếu bạn dùng kéo, thì bạn phải hơ vào lửa mỗi lần bạn dùng nó cho một giả hành.
  • Dùng tay để loại bỏ các giả hành. Đừng làm theo cách này! Nếu như có vi-rut hiện diện, thì chúng sẽ truyền qua tay của bạn mà bạn không biết, sau đó thì chúng sẽ lây lan sang các cây tiếp theo một khi bạn tiếp xúc với chúng hoặc bạn ngắt một bông hoa đã tàn bằng tay. Thay vì làm thế, bạn hãy dùng lưỡi lam, sau đó thì vứt bỏ, dùng cái mới cho lần sau.

Tospo virus
Hình trên: Vi-rut Tospo

Nhận diện các yếu tố khác làm hư hại cây lan

  • Phồng rộp trên lá
  • Do thời tiết quá lạnh
  • Bị đốt cháy bởi nắng
  • Bị đốt cháy bởi phân bón
  • Ngộ độc muối

1. Tình trạng phồng rộp trên lá

Khi mà rễ cây lan hút nhiều nước hơn tốc độ thoát hơi nước của lá sẽ đến tình trạng các mô của lá phồng lên, giống như một vết bỏng.

Hiện tượng này xảy ra khi chúng ta tưới nước cho lan vào lúc nắng nóng và đêm thì trở lạnh, hoặc trong thời gian thời tiết đang lạnh mà chúng ta không chú ý giảm lượng và chu kỳ tưới nước.

Những vết bỏng có thể xuất hiện cả hai mặt của lá, trên cả cuống hoa, lá đài và cánh hoa.

2. Do trời lạnh

Hiện tượng của việc nhiễm lạnh

  • Mặt lá bị tổn thương, một số vùng bị lõm xuống và mất màu, tiếp theo thường là héo và chuyển sang màu nâu.
  • Mất màu cục bộ (thường chuyển sang màu nâu)
  • Mức độ chết tự nhiên sẽ nhanh hơn
  • Tạo nhiều cơ hội cho nấm và bệnh tật tấn công
  • Cây sẽ phát triển chậm hoặc việc nảy chồi bị giới hạn

Tình tráng này cũng khó phát hiện nếu không có các cây từng chịu lạnh để so sánh hoặc chúng ta đã từng có những hiểu biết vấn đề.

Hiện tượng của sự băng giá

  • Các lá bị khô héo hoặc bị cháy
  • Những chỗ bị sốc nước sẽ phát triển các đốm hoại tử trên lá và có dẫn đến cái chết một phần hoặc toàn bộ cây lan.
  • Những hiện tượng này có thể không xuất hiện trước đó, nhưng sau khi nhiệt độ môi trường tăng lên thì chúng xuất hiện.


Hình trên: Cây lan bị nhiễm lạnh

3. Cháy nắng

Bất thình lình xuất hiện những đốm đen trân lá, đó là lá đã bị cháy nắng. Khi thay đổi các mùa trong năm hoặc ta đem cây lan ra ngoài vào mùa nắng làm cho cây lan đột ngột chịu sức nóng của mặt trời. Những chỗ bị cháy như miếng da thuộc mỏng tạo ra vết sẹo trên lá vĩnh viễn.

4. Cháy lá do bón phân.

Phân thường làm cháy các cánh hoa. Nếu như bạn tưới phân lỏng lên hoa, thì đó chính là nguyên nhân làm cho cánh hoa bị cháy. Đặc biệt là nếu như bạn dùng phân pha tỷ lệ đậm đặc, thay vì bạn phải giảm tỷ lệ pha xuống. Phân sẽ còn đọng lại trên hoa sau khi nước đã bốc hơi, ở những chỗ phân còn lưu lại đó, sẽ có những đốm. Và nếu khi bạn bón phân cho cây lan trong lúc đang ra hoa, hoa sẽ chóng tàn hơn.

Phòng ngừa. Sau khi bón phân, các bạn hãy lấy nước sạch phun lên hoa để rửa sạch phân còn lưu lại để đề phòng hoa bị hư. Để bảo đảm an toàn cho hoa, khi bón phân, bạn chỉ nên dùng theo tỷ lệ ¼ đến 1/8 so với nồng độ do nhà sản xuất hướng dẫn, trừ phi bạn muốn cây lan của bạn được bón phân với nồng độ cao hơn.

5. Ngộ độc muối

Việc hình thành muối. Các dạng muối hiện diện trong nguồn nước tưới của bạn khi bạn lấy nó hòa với phân bón, trải qua thời gian chúng sẽ tích tụ lại. Khi muối hình thành ta nhìn thấy như một lớp vẩy có màu trắng hoặc màu nâu trên chất trồng hoặc quanh chậu, hoặc trên bề mặt của giá thể mà bạn ghép những cây lan trên đó, và đó cũng còn là biểu hiện việc bón quá nhiều phân. Nếu như chúng ta cứ để vậy thì nó sẽ có tác dụng không tốt cho cây lan. Một khi xuất hiện quá nhiều muối, cây lan sẽ bị chết,

Hiện tượng. Một khi cây lan có quá ít rễ, đó là hiện tượng tích tụ muối trong chất trồng, nếu như tiếp tục bón phân thì sẽ có tình trạng cháy do phân. Nếu thấy các chất cặn trên cây lan thì cần kiểm tra bộ rễ của nó. Một khi thấy đầu rễ bị đen, rễ chuyển sang màu nâu hoặc muối xuất hiện trên bề mặt chất trồng thì đó là vấn đề cần lưu ý. Trong giai đoạn tiếp theo, đầu các lá chuyển sang màu nâu, có khi nguyên cả cái lá và các giả hành cũng có hiện tượng như vậy, đó chính là bộ rễ đã bị cháy. Nếu cứ tiếp tục như thế thì cây lan sẽ chết.

Phòng ngừa. Cách tốt nhất là dùng phân thật loãng, khoảng ¼ đến 1/8 theo chỉ định của nhà sản xuất. Hàng tháng súc rửa các chậu bằng nhiều nước sẽ làm trôi muối, sau đó khoảng một giờ ta sục nước lần nữa để  rửa sạch các muối tích tụ trong chậu./.


Hình trên: Hoa lan bị cháy do phân


Hình trên: Ngộ độc muối

Add a Comment

Your email address will not be published.