NHẬN DIỆN NGUYÊN KHÍ

Nhận diện
NHẬN DIỆN “NGUYÊN KHÍ” (元氣)
 
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Hiền tài thì thời nào cũng có song họ có là “nguyên khí quốc gia” hay không lại còn phải coi họ đã cống hiến gì cho đất nước.
 
Trên youtube, có người nói rằng câu trên không phải của người Việt sáng tác ra mà nó có từ thuở rất xa bên Trung quốc, người Việt nào đó (hình như vào thời Lê sơ) chép đem về nước đã chép nhầm chữ “khí” trong “nguyên khí”. Người ấy nói, chữ viết đúng phải là: 器, nghĩa công cụ, khí giới, vũ khí. Song người đó lại chép thành chữ “khí”: 氣 , có nghĩa là hơi, thậm chí là “xì hơi”. Tôi không biết chữ Hán nên không biết đúng hay sai nữa.
 
Song rõ ràng, có nhiều người đã từng là “hiền tài”, là nguyên khí quốc gia. Nhưng rồi, một hôm trở trời thế nào mà bỗng nhiên cái nguyên khí trong người họ bốc hơn hết, chỉ còn lại những cái xác rữa dần, người ta chỉ muốn đem chôn ngay cho khỏi ô uế.
 
Không nói về một vài cái tổ chức “tôm tép” là cái đám xôi thịt, mở ra để kiếm ăn, ở đây chúng ta nhận diện mấy cái tổ chức mà các thành viên trong đó đã từng là người trong đảng Cộng sản.
 
Một là, cái gọi là Bản Kiến nghị do 72 nhân sĩ trí thức ký gởi Quốc hội vào năm 2013. Trong bản kiến nghị đó, có những điểm đáng chú ý – Không thừa nhận đảng Cộng sản có vai trò lãnh đạo đất nước mà nên có sự cạnh tranh chính trị (đa đảng); thực hiện tam quyền phân lập (đa nguyên); trung lập hóa lực lượng công an và quân đội. Nói chung là xóa đi tất cả những thành tựu mà đảng Cộng sản đã đạt được từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công.
 
Một số bộ mặt nổi trội trong số 72 kẻ ký tên vào đó, có những tên đã từng có chức trọng quyền cao như Nguyễn Quang A, Tương Lai, Phạm Chi Lan, Chu Hảo và còn có cả hai linh mục thiên chúa giáo là Nguyễn Thái Hợp và Huỳnh Công Minh.
 
Hai là, những nhân vật xuất thân từ cái Viện Nghiên cứu phát triển (IDS), lại vẫn là những gương mặt từng xuất hiện ở những điểm nóng trong xã hội như Nguyễn Quang A, Phạm Chi Lan, Chu Hảo, Tương Lai, Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung …
 
Ba là, cái tổ chức quái thai “văn đoàn độc lập”. Độc lập có nghĩa là nó không chịu sự quản lý của nhà nước, không bị chi phối bởi luật lệ của quốc gia, chẳng thuộc bất kỳ một cơ chế chính trị nào. Những kẻ ngồi trong cái tổ chức này, cứ thỏa sức thóa mạ nhà nước, cứ mạnh tay mà bóp méo sự thật lịch sử – cái lịch sử mà chính họ đã góp một bàn tay gây dựng nên, bây giờ họ chối bỏ. Chối bỏ lịch sử là chối bỏ dân tộc.
 
Ở Việt Nam ta hiện nay có nhiều viện theo mô hình “think-tank” của nước ngoài. Đó là các tổ chức nghiên cứu, phân tích chính sách cho các vấn đề quốc tế và trong nước, hỗ trợ chính phủ trong quá trình ra quyết định. Hầu hết các Viện đó là cơ quan chính phủ, vì thế có rất ít tổ chức được quốc tế công nhận vì họ không thích chế độ này, đơn giản là vậy.
 
Trong nước ta họ chỉ công nhận có 7 “think-tank”, phần lớn trong đó là những tổ chức độc lập, gắn liền với các tổ chức phi chính phủ (NGO). Cái gói là Viện IDS này là độc lập, chuyên viết bài dưới danh nghĩa “vi dân vì nước”, đấu tranh cho dân chủ, nhưng thực chất không còn là cái “thùng chứa tư duy” (think-tank) nữa, nó đã trở thành cái xe bọc thép bắn phá chế độ. Vì thế nó đã bị nhà nước ta giải tán.
 
Bốn là, cái “Hội nhà báo độc lập” mà Phạn Chí Dũng tự phong là chủ tịch. Trước khi lập ra cái hội quái thai này thì Dũng đã từng viết bài trên trang mạng “quan làm báo” để thực hiện việc đấu đá nội bộ. Đã một lần ngồi tù, Dũng chẳng chịu phục thiện, lại tham gia chống lại chính quyền, vi phạm pháp luật. Lần này thì hắn nhận cái án tới 15 năm tù giam. Đời hắn coi như hết, và cái hội nhà báo độc lập cũng hết thời.
 
Sơ qua vài cái tổ chức quái thai đã hình thành trong thời gian đất nước đổi mới và mở cửa do những kẻ đã có thời “áo mũ xênh xang” như mô tả trong một câu thơ của Nguyễn Công Trứ: “Đã từng gội ơn mưa móc. Cũng phải xênh xang hội gió mây”.
 
Những loại “nguyên khí” đó đã bị ném vào sọt rác, đã bốc mùi là những kẻ đã một thời từng giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước như trợ lý các đời thủ tướng chính phủ từ thời cụ Phạm Văn Đồng, cụ Võ Văn Kiệt, cụ Phan Văn Khải; và cũng từng đứng đầu một cơ quan công quyền, từng chu du thiên hạ mang danh nhà nước. Họ đều là những cây đa cây đề một thời được người dân tôn trọng, là đảng viên kỳ cựu của đảng Cộng sản. Chính họ đã từng đi rao giảng luân lý và đạo đức cho lớp trẻ; chính họ đã từng được giao nắm ngọn cờ trong một lĩnh vực hoạt động nào đó.
 
Những kẻ theo đảng và trở thành đảng viên có thâm niên nhưng vì không giữ được liêm sỉ, không tuân thủ điều lệ và kỷ luật của đảng mà họ đã tham gia, trút bỏ lý tưởng để sa đà vào chủ nghĩa cá nhân (một điều cấm kỵ của đảng), trở thành một kẻ công thần muốn được tung hô mãi, muốn được ngồi trên ngôi cao mãi, đến khi giật mình nhận ra rằng có những người mới giỏi hơn, hay hơn mình thì tức tối. Thế là trở cờ, thế là phản lại đảng của họ, họ quên mất lời thề khi được kết nạp. Không được rèn luyện thì biến thành một lũ điếm đực có, cái có.
 
Nhục đấy! Những người trẻ đang xây dựng đất nước ngày nay họ chẳng còn coi các ông các bà ra gì nữa đâu. Thậm chí có những kẻ vào lúc lìa khỏi cõi đời này, người trẻ cũng không cho được một câu “vô cùng thương tiếc”, có khi họ vui là đằng khác./.
 
Hình trong bài: 15 khuôn mặt đã lên văn phòng Quốc hội để trao bản kiến nghị 72 điểm vào năm 2013.
Ngày 11/1/2021
Ph. T. Kh.

Add a Comment

Your email address will not be published.