NHẬN DIỆN KHỦNG BỐ

Tôn giáo
NHẬN DIỆN KHỦNG BỐ
 
Khủng bố là xấu, là phải loại trừ khỏi thế giới này để mọi người được sống bình yên. Lâu nay hầu hết những người không theo đạo Hồi đều có ấn tượng rằng, tổ chức khủng bố quốc tế, chỉ có thể là những người Hồi giáo.
 
Thực ra, ba tôn giáo chính như Kito giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo đều bắt nguồn từ Abraham (người Arab gọi là Ibrahim), rồi đến một thời điểm ba tôn giáo này tách nhau ra, Do Thái giáo thờ đức Chúa trời, Hồi giáo thờ nhà tiên tri Mohamad còn Kito giáo thờ đức Chúa Jesus. Cả ba tôn giáo này muốn thay các nhà nước pháp quyền bằng thần quyền.
 
Cuộc chiến tôn giáo có lúc bùng phát lúc âm ỉ, tùy thuộc vào nhà cầm quyền của mỗi nước. Nước Mỹ sau ngày 11/9/2011 thì quy mọi sự bất ổn cho thế giới Hồi giáo. Nước Israel với thế giới Arab cũng luôn bất ổn, mãi tới gần đây mới có sự dàn xếp của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, một số nước Arab mới xích lại gần với Israel.
 
Ở Việt Nam ta đâu phải chỉ có Phật giáo, một số tôn giáo đã được luật pháp công nhận là chính thống như Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi giáo, Tin lành, Thiên Chúa giáo và Phật giáo. Nhờ có chính sách tôn giáo đúng đắn của nhà nước, được ghi trong Hiến pháp là mọi người đều có quyền tín ngưỡng và quyền không tín ngưỡng vào bất cứ tôn giáo nào. Mọi tín đồ tôn giáo chính thống đều được tự do hành đạo. Tuy có nơi này nơi khác, một số vị chức sắc tôn giáo có những việc làm sai trái song chưa thể gây bạo loạn trong xã hội. Có thể nói, các tôn giáo đã sống hòa đồng trong một ngôi nhà chung Việt Nam.
 
Vì vậy, ở Việt Nam, ngoài sự ổn định về chính trị, các tôn giáo đều có môi trường hành đạo như nhau, không có sự phân biệt đối xử, vì vậy cũng không thể có mầm mống của sự khủng bố.
 
Nào, bây giờ ta hãy nhận diện hành động nào thì bị gọi là khủng bố nhé?
 
Một nước có chủ quyền, còn họ phát triển theo hình thức xã hội nào, do đảng nào lãnh đạo thì cứ kệ xác họ, mắc mớ gì kéo quân sang rồi gây ra bao cảnh chết chóc?
 
Sau này thì rút kinh nghiệm, nước lớn ít khi trực tiếp mang quân đi đánh, mà mượn tay kẻ khác. Như cái kiểu “cách mạng màu” ở Ba Lan rồi lan sang một số nước Đông Âu. Như cái kiểu “mùa xuân A-rập”, nghe thì hay song vào mùa xuân năm ấy, máu đã đổ, máu người dân và máu của những nhà lãnh đạo đất nước họ.
 
Một hình thái khác là khuyến khích những kẻ chống đối chính quyền không chịu nghe theo cái gậy chỉ huy, để gây bạo loạn. Nếu bạo loạn có bị dập tắt thì thực hiện chính sách bao vây cấm vận. Bạo loạn, bao vây cấm vận thì người chịu khổ trước hết là ai – nhân dân nước đó chứ còn ai vào đó.
 
Thực hành chính sách bao vây cấm vận thấy chưa đã, thế là tìm cách ám sát viên chức của nước đó, như trường hợp ông tướng gì đó của Iran, Iraq. Đó có phải là một hành động côn đồ không nhỉ?
 
Còn nhớ, khi tổ quốc ta mới được thống nhất, người ta xua về hàng đại đội cựu binh ngụy, dưới sự chỉ huy của tên ngụy Hoàng Cơ Minh. Nhưng Việt Nam chứ đâu phải là một dân tộc dễ sai khiến, nên cả đám du côn ấy, đưa bị giết, đứa bị bắt, còn lại đứa nào thì về mét bố nuôi của chúng. Sau này là cái tổ chức “Việt Tân”, cái “chính phủ lâm thời” đu càng gì đó. Cả hai đã bị Việt Nam liệt vào tổ chức khủng bố, song bố nuôi của chúng vẫn khăng khăng, “con tôi ngoan lắm!”. Vậy là chúng cứ yên tâm mà sống, cứ tiếp tục chuyển lửa về quê hương mà chống phá.
 
Nói sơ sơ vậy thôi cũng đủ thấy các hình thức khủng bố xảy ra khắp nơi, dưới chiêu bài bảo vệ nhân quyền, phát huy dân chủ. Trên thế giới bây giờ, thật giả lẫn lộn. Kẻ đi khủng bố và nuôi dưỡng đám khủng bố lại đi phê phán nước khác là vi phạm nhân quyền. Kẻ đi ám sát chính khách của nước có chủ quyền lại đi bênh vực cho những kẻ phạm tội ở nước khác. Thật chẳng còn ra làm sao!
 
Hình trong bài: (1) Nước mắt của đức Mẹ; (2) Phật tử VN xuống đường đấu tranh chống chế độ Diệm.
Ngày 27/2/2021
Ph. T. Kh.
Tôn giáo

Add a Comment

Your email address will not be published.