LIÊN MINH LIỆU CÓ TAN?

Mỹ và EU

LIÊN MINH LIỆU CÓ TAN?

Bất cứ người phương đông hay phương tây đều có một nhận định là sắp tới thế giới sẽ là lưỡng cực (như thời kỳ chiến tranh lạnh) hoặc đa cực. Hầu như những nhà lãnh đạo các nước đều có chung nhận định là thế giới sẽ bước vào thời kỳ “đa cực”. Riêng Mỹ thì cố sống cố chết giữ cho thế giới ở trạng thái “đơn cực” giống như thời kỳ Liên Xô sụp đổ. Chỉ có như vậy thì Mỹ mới thực hiện trọn vẹn vai trò “sen đầm quốc tế”.

Vai trò sen đầm thì đương nhiên giống như một tổ chức cảnh sát, muốn can thiệp vào đâu thì can thiệp, muốn bắt ai thì bắt, muốn lật đổ ai thì lật. Chúng ta cứ điểm lại tình hình thế giới sau khi Liên Xô tan rã, vai trò sen đầm của Mỹ thể hiện rất rõ. Bỏ qua những nước Đông Âu XHCN, chúng ta đi tới các nước không XHCN (Non Socialist Countries) như Lybia, Iraq, Syria … đều phải hứng chịu sự can thiệp của Mỹ dẫn đến sự bất ổn xã hội. Nguyên cớ nào dẫn đến tình trạng đó?
Chẳng có gì, chẳng qua chỉ vì Mỹ không “thích” những chính quyền ở đó, thế là Mỹ tạo dựng bằng chứng giả để có cớ can thiệp và có cớ giết người.

Trong những năm qua, Mỹ đã gieo nhiều “nhân” ác, và bây giờ đã đến thời gian hái quả, nhất là sau khi nước Nga trở nên mạnh mẽ. Và “quả” lớn nhất là thế giới chuyển sang đa cực cũng như vai trò sen đầm quốc tế của Mỹ không còn có thể tự tung tự tác, làm mưa làm gió như xưa.

Vậy những cực nào sẽ hình thành sau khi cuộc đối đầu quân sự Nga – NATO trên đất Ukraine ngã ngũ?

Khối quân sự Bắc đại tây dương (NATO) vẫn là một cực lớn. Tuy nhiên ngày 1/1/2002 xuất hiện đồng tiền chung châu Âu, người ta gọi những nước tham gia đồng tiền chung ấy là Eurozone, thuở ban đầu gồm 12 nước, sau đó tăng lên 19 nước, rồi 24 nước (kể cả thành phố Vatican), còn lại hai nước sẽ tham gia sau, đó là Croatia (dự kiến 2023) và Bulgaria (dự kiến 2024). Riêng Liên hiệp Anh thì không tham gia ngay từ đầu, vì có ý định rời EU nên vẫn giữ đồng Bảng Anh.

Việc ra đời đồng Euro là một việc mà chính quyền Mỹ không thích chút nào, vì nó đe dọa đến sức mạnh của đồng US dollar. Sự rạn nứt trong NATO bắt đầu từ đây, đặc biệt hơn nữa là hai nước có tiềm lực mạnh nhất EU lại muốn có quân đội riêng để không bị “điều khiển” bởi Mỹ. Cho nên chúng ta có thể nói, có một cực đã và đang hình thành trong một cực lớn.

Trong một cuộc thăm dò dư luận Euronarometer do Brussels thực hiện, kết quả là 78% người dân châu Âu tin rằng Eurozone là điều tốt cho châu Âu; 69% cho rằng đó là điều tích cực ho đất nước họ. Riêng Hoa Kỳ thì không thích khi mà sự kiểm soát và chi phối cứ rời xa dần tầm khống chế của họ.

Rồi cuộc chiến giữa Nga và NATO (Ukraine chỉ là quân cờ thôi), Mỹ đã thúc ép các đồng minh trong khối phải áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga mạnh hơn nữa – 5 lần trừng phạt với 5.000 tiêu chí, mấy hôm nay Mỹ thúc ép các nước thực hiện lần thứ 6, mạnh hơn, như vậy là có gần 10.000 cái “lệnh trừng phạt” Nga rồi. Nhưng rồi, ai cũng phải nghĩ đến những vấn đề sống còn của nhân dân họ, đất nước họ. Bom đạn chưa rơi xuống nước Mỹ thì đã rơi xuống châu Âu; dân Mỹ chưa bị lạnh cóng thì dân châu Âu đã nghĩ đến việc tích trữ củi; và quan trọng nhất là lạm phát cao, giá sinh hoạt đắt đỏ. Thế là lại xuất hiện sự rạn nứt trong khối – có 4 nước không nhất trí nội dung và mức độ trừng phạt Nga lần thứ 6 như những người đứng đầu EU đề xuất.

Nước Nga khốn khổ, chỉ bằng nội lực để lo đời sống cho gần 150 triệu dân, lại phải tăng tiềm lực quốc phòng để chống chọi với đám thảo khấu NATO. Mà nước Nga ngày nay đi lên từ đâu? Từ sự đổ nát cả một nền kinh tế, quốc phòng đi kèm theo các lệnh trừng phạt, bao vây cấm vận – một mình trần trụi giữa bầy sói.

Nhiều học giả phương tây đang cố vẽ lên một bức tranh nước Nga với một màu ảm đạm. Nào trí thức Nga không còn đủ năng lực và tiền bạc để nghiên cứu khoa học cơ bản như thời Liên Xô nữa, thậm chí số lượng bài báo của các nhà khoa học Nga đăng trên tạp chí quốc tế Scopus chỉ đứng 14 trên thế giới; nào là trữ lượng hydrocarbon (dầu khí) của Nga sắp cạn kiệt vân vân. Vậy những vũ khí hiện đại mà chỉ Nga mới có thì từ đâu ra và ai đã sáng chế ra chúng?

Có một điều mà ít người biết, nhiều công trình khoa học cơ bản đã chuyển từ Nga sang Trung quốc. Ngày nay Trung quốc không chỉ là nước đi sao chép nữa mà đã có thành tựu hẳn hoi, như phóng các con tàu nghiên cứu vũ trụ lên phía tối của mặt trăng chẳng hạn.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà ông Putin sang tận Bắc Kinh để trực tiếp nói chuyện với ông Tập Cận Bình. Hai còn hổ – một mạnh về kinh tế và một mạnh về quân sự. Thế là một cực mới hình thành. Nếu cực này kết hợp với một số nước Nam Á (Ấn độ, Pakistan… và một sối nước Trung đông như Syria, Lybia, Iran, Iraq và một số nướcc Ả Rập, đó là những nước Nga có ảnh hưởng mạnh mẽ. Còn châu Phi? Ảnh hưởng của Nga và Trung quốc không phải là nhỏ.

Thế giới đa cực đang hình thành, điều đó thách thức vị trí bá chủ của Mỹ nên Mỹ ra sức chống phá. Điều đó là dễ hiểu, song chẳng ai có thể đả ngược được xu thế hiện nay.

Đến một ngày nhà cầm quyền Mỹ lại phải kêu lên, “thời oanh liệt nay còn đâu!”./.

Hình trong bài: Quan hệ giữa EU với Mỹ
Ngày 16/6/2022
Ph. T. Kh.

Add a Comment

Your email address will not be published.