CÓC CẦN BIẾT

Nga & đế quốc

CÓC CẦN BIẾT

Có những quốc gia, xử sự với thế giới theo kiểu cóc cần biết, đó là kẻ thù hay đó là bạn bè, điều cần biết trước hết là quyền lợi dân tộc như thế nào nếu ta ủng hộ kẻ thù để chống lại bạn bè và ngược lại?

Năm 1988, quân đội Liên Xô bắt đầu rút khỏi Afghanistan, thực ra là việc này đã nằm trong tính toán của Gorbachev, ngay từ khi ông ta nhận chức tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô, cộng với sự can thiệp của Mỹ (tổng thống Reagan) và có bàn tay của Trung quốc. Trong một vài bài trước, tôi đã có nói về nhân tố Gorbachev và Reagan trong việc làm sụp đổ Liên Xô. Trong bài này tôi chỉ nói về nhân tố Trung quốc.

Khi Liên Xô và khối Warsava tồn tại, là đối trọng của khối NATO, vai trò Liên Xô nổi lên như người dẫn dắt phe XHCN, điều đó làm cho ai đó ở Trung quốc không thích, vì thế mới có chuyện lôi kéo Việt Nam chống lại Liên Xô. Song Việt Nam sao lại có thể hành động như vậy được? Trong hoàn cảnh một nước nghèo lại phải đánh nhau với kẻ cướp vừa giàu vừa mạnh, thì bất cứ sự giúp đỡ nào dù nhỏ cũng quý, huống hồ Liên Xô đã giúp ta bao nhiêu khí tài hiện đại thời bấy giờ.

Trở lại tình hình Afghanistan, Liên Xô đã giúp chính phủ Cộng hòa Dân chủ của Mohammad Najibullah, đứng vững trong mười năm, chống lại lực lượng Hồi giáo do Mujahideen đứng đầu. Lực lượng này được Mỹ và chính phủ Pakistan và một số quốc gia Hồi giáo khác ủng hộ.

Để chống lại Liên Xô, Mỹ tiến hành lôi kéo Nam Phi, khi đó đang muốn chống Liên Xô vì cạnh tranh trên thị trường vàng; Đối với Ai-cập, Mỹ đã lôi kéo tổng thống nước này là ông Hosni Mubarak người kế nhiệm Anwar Al-Sadad, đã bị ám sát ngày 6/10/1981. Trong cuộc hội đàm với Mubarak, cố vấn của Tổng thống Reagan đã cho biết, lực lượng Hồi giáo trong các nước Trung Á thuộc Liên Xô, có thể trở thành đồng minh hùng mạnh “của chúng ta”.

Sau đó Mỹ lôi kéo tiếp Pakistan, Arab Saudi, Israen, Anh quốc và cả Trung quốc nữa. Nước này dùng tiền để mua vũ khí, các trang bị; nước kia tổ chức không vận để vận chuyển những thứ đó đến Islamabad, thủ đô Pakistan, từ đó bay qua Cashmere thuộc Trung quốc, từ đó chuyển đến nơi cần đến. Bằng cách vận chuyển qua con đường này, mỗi năm đã có 1 vạn tấn đạn dược cung cấp cho lực lượng hồi giáo ở Afghanistan để chống lại Liên Xô. Đến năm 1985, con số này đã lên tới 6,5 vạn tấn.

Pakistan nguyên là thuộc Ấn độ, sau đó tách ra thành một quốc gia riêng. Ngay đến Pakistan cũng không còn nguyên vẹn như khi mới tách ra khỏi Ấn độ, mà một quốc gia khác đã hình thành từ việc tách ra khỏi Pakistan, đó là Bangladesh. Thế là từ những người anh em cùng nguồn cội lại quay ra chống nhau. Gần đây có sự tranh chấp lãnh thổ với Ấn mà Trung quốc đã lôi kéo Pakistan vào cuộc chơi chống lại Ấn.

Thôi thì, không nói thì thôi, đã nói thì nói cho hết. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, một nước Trung Hoa nghèo khổ, nội tình đất nước thì rối bời bởi cuộc “cách mạng văn hóa”, cuộc “đại nhảy vọt”, Mao Trạch Đông coi đế quốc Mỹ chỉ là “con hổ giấy”, tuy vậy vẫn không làm sao từ bỏ được mộng bá đồ vương! Đến thời đại Đặng Tiểu Bình, thực hiện chiến lược “ẩn mình chờ thời”. Thời cơ đến, khi Mỹ muốn lôi kéo Trung quốc vào lực lượng chống Liên Xô và các nước đồng minh của họ.

Tận dụng thời cơ này, năm 1972, Trung quốc bắt tay với Mỹ qua “Thông cáo chung Thượng Hải”, Trung quốc cam tâm giúp Mỹ chống phá Liên Xô, chống phá Việt Nam, bất kể trước đó đã từng là đồng chí, từng là anh em, cùng chung một màu cờ đỏ với hình chiếc búa chiếc liềm. Tôi không thể quên được bài hát thời đó, có câu:

“Chung một ý, chung một lòng
“Đường ta đi cùng màu cờ thắm hồng.

Rồi chỉ vì cái mộng bá đồ vương thôi thúc mà không cần biết, không cần nhớ, không cần liêm sỉ, nhận lãnh với Mỹ trả mối thù Việt Nam cho Mỹ, bằng cách xúi dục đám thảo khấu Campuchia đánh Việt Nam; lũ thảo khấu này bất tài thì Trung quốc trực tiếp đem 600.000 quân đánh vào biên giới phía bắc của ta. Để trả công, năm 1973, Mỹ đã giật từ tay đám VNCH cả cái quần đảo Hoàng Sa để úy lạo Trung quốc đã có công chống phe XHCN và Việt Nam.

Đến nay, gió đã đổi chiều. Mỹ lại “quay xe” chống lại Trung quốc vì sợ ngôi bá chủ sẽ không còn trong tay Mỹ. Để thực hiện âm mưu đó, Mỹ quay sang ve vãn Việt Nam, để biến Việt Nam thành Ukraine thứ hai. Nhưng Việt Nam chứ không phải Ukraine. Thứ nhất, bài học của 30 năm chống quân xâm lược (1945-1975), chúng ta đã nhận rõ bản chất của các đối tác; thứ hai, cũng vì vậy chúng ta cũng nhận rõ ai mới đích thực là bạn; và trước sự lôi kéo để chọn phe ấy, chúng ta đã đồng thanh nói tiếng ‘KHÔNG’./.

Hình trong bài: Các bạn có thấy người ngồi sau đội quân phương tây chống con gấu Nga không? Đó là anh bạn ta đang ‘tọa sơn quan hổ đấu’ đó (Tranh vẽ trên một tạp chí của Mỹ đăng ngày 24/4/1901).
Ngày 3/10/2022
Ph. T. Kh.

Add a Comment

Your email address will not be published.