KIẾP TAY SAI

Ngô dh Diệm 3

KIẾP TAY SAI

Đại bộ phận người Việt chẳng lạ gì cái kiếp của những kẻ làm tay sai cho nước ngoài, nếu đó là kẻ đứng đầu một chế độ, một chính quyền thì ta gọi đó là chư hầu.

Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám thành công, Bảo Đại là vua cuối cùng của triều Nguyễn, công bố “chiếu thoái vị” và trao ấn kiếm cho người đại diện của cách mạng lúc đó là cụ Trần Huy Liệu. Sau đó Bảo Đại được cụ Hồ mời ra làm cố vấn cho chính phủ Cách mạng. Song với bản chất tay sai, bản tính hưởng thụ, Bảo Đại đã trốn qua Hongkong và tiếp tục sang Pháp xin được tiếp tục làm kiếp tay sai.

Vĩnh Thụy (tức Bảo Đại) làm tay sai cho Pháp, đương nhiên không hợp với cái “gu” của Mỹ, vì thế Mỹ phải thay thế bằng một tên tay sai khác – Ngô Đình Diệm.

Khi đã là tay sai cho Mỹ không thể nói “thà làm dân một nước độc lập còn hơn là vua một nước nô lệ” như Vĩnh Thụy đã nói. Như thế là không được, không hạp với tính cách Mỹ!

Khi Lydon B. Johnson chọn Diệm là thủ tướng, rồi tổng thống của cái VNCH, đã nói: “Diệm là thằng con trai duy nhất mà ta có ở đó”. Phải tàn ác với dân mình như Diệm lê máy chém đi khắp miền nam, cứ gặp người dân yêu nước là chém, bất kể là Cộng sản hay không. Chỉ tính từ năm 1955 đến năm 1958, Diệm đã giết hại 68.000 người yêu nước, bắt giam 446.000 người; đến tháng 12/1958 chúng dùng thuốc độc giết chết nhiều người ở trại giam Phú Lợi của chúng. Tay sai của Mỹ cứ phải tàn ác như thế.

Nhưng rồi anh em Diệm Nhu những tưởng mình là ông trời con. Diệt Cộng một cách tàn ác, tiếp đến là diệt Phật giáo và các giáo phái khác. Lúc này không phải hắn làm theo lệnh Mỹ mà theo lệnh của người khác để làm sao miền Nam chỉ còn lại duy nhất một tôn giáo để Thiên Chúa giáo trở thành quốc đạo! Việc làm này không phải ý của chủ, làm cho xã hội miền Nam thêm rối loạn, thì đương nhiên chủ phải đi tìm những tên tay sai khác thay thế. Rốt cuộc, chuyện ngày 3/11/1963 đã xảy ra. Mỹ có nhỏ được vài giọt nước mắt trước linh cữu của anh em nhà ông Diệm, đó là những giọt nước mắt cá sấu.

Tổng thống Mỹ J.F. Kennedy thì nói: “Mỹ không ở Việt Nam để phục vụ ông Diệm, mà là để phục vụ quyền lợi của Mỹ…, nếu nhà Ngô không cho họ (?) tự do hành động thì họ (?) dễ dàng tìm người khác chiều theo ý họ”.

Phải nói rằng, kể từ ngày anh em Diệm Nhu bị sát hại thì tình hình chính trị ở miền Nam Việt Nam vẫn hỗn loạn, nhiều kẻ muốn được làm tay sai cho Mỹ, vì thế mà đảo chính quân sự xảy ra liên miên.

Cuối cùng thì Nguyễn Văn Thiệu thắng thế, trở thành tổng thống của cái “Đệ nhị VNCH”. Trong 10 năm của cái chế độ cộng hòa ấy, khoác chiếc áo tổng thống một quốc gia, nhưng Nguyễn Văn Thiệu chỉ được Mỹ coi như cái đuôi của con chó, cái đuôi không thể điều khiển cái đầu (khi Thiệu phản đối việc ký Hiệp định Paris năm 1973) và Richard Nixon nói thêm: “Nó (ngụy quyền SG) phải tự chống đỡ thôi, chúng ta không thể cứ cho nó bú mớm được nữa”!

Để kết thúc phần nói về chế độ VNCH ở Sài gòn trước năm 1975, thì chỉ cần trích dẫn một vài câu nói của những người Việt Nam từng là người của VNCH, chúng ta sẽ hiểu vai trò của những kẻ tay sai là thế nào.

Giáo sư Trền Ngọc Chung, cựu sĩ quan quân đội Sài gòn viết: “Người Việt quốc gia thường cho mình là đồng minh trước hết là Pháp rồi sau là Mỹ. Nhưng sự thật khá đau lòng là trong cả hai cuộc chiến, Nam Việt Nam chỉ là tay sai, quân cờ của Pháp và Mỹ”. Hoặc thời gian ông Dương Văn Minh thay Thiệu làm Tổng thống, đã được tướng tình báo của Pháp là Francois Vanuxem, đề nghị ông Minh kêu gọi Trung quốc can thiệp để cứu chính quyền Sài gòn; ông Minh đã nói: “Tôi cảm ơn thiện chí của ông nhưng trong đời tôi đã từng làm tay sai cho Pháp rồi cho Mỹ, đã quá đủ rồi. Tôi không thể tiếp tục làm tay sai cho Trung quốc”.

Trước tình cảnh Mỹ bỏ rơi đứa con đẻ của mình là chính quyền VNCH, Nguyễn Văn Thiệu ngậm ngùi mà than rằng, “Mỹ còn viện trợ thì chúng tôi còn chống Cộng, nếu Hoa kỳ mà không viện trợ nữa thì không phải một ngày, một tháng hay một năm, mà chỉ sau 3 giờ chúng tôi sẽ dời khỏi dinh tổng thống”!

Thế là ngày 22/4/1975 Nguyễn Văn Thiệu đã bỏ chạy ra nước ngoài để giữ lấy tấm thân từng là lính khố đỏ của Pháp rồi tay sai của Mỹ. Vào ngày 18/4/1975, vào hồi 10 giờ 10 phút, Kissinger đã báo cáo với Tổng thống Ford về tình hình bi đát ở miền Nam Việt Nam, khi đó chính quyền Ford muốn nhờ Liên Xô nói giúp với “Việt Cộng” là hãy ngừng bắn để di tản 1.250 người Mỹ ra khỏi miền Nam một cách an toàn.

Khi nói về Nguyễn Văn Thiệu, Kissinger cho biết, “Sáng mai (tức 19/4) hoặc chù nhật, đại sứ (Martin) sẽ đi gặp ông ta (Thiệu). Càng suy nghĩ, tôi thấy tốt hơn là giữ ông Thiệu ở lại Sài gòn cho đến khi chúng ta có câu trả lời từ Liên Xô, hay nếu khi tình hình diễn biến giống như ở Phnom Penh. Chúng ta có thể loại bỏ ông ta ngay khi chúng ta có câu trả lời từ người Nga”. Các bạn thấy sao, có phải là quan hệ chủ tớ không? Còn dùng được thì giữ, không còn tác dụng nữa thì “sa thải”!

Trong thất bại của Mỹ ở Việt Nam, đại tướng Maxwell Taylor tổng kết, “Tất cả chúng ta đều có phần của mình trong thất bại của Mỹ ở Việt Nam và chẳng có một anh hùng nào mà toàn là những kẻ ngu ngốc. Chính tôi cũng nằm trong số đó”.

Mới đây, khi trả lời phỏng vấn tờ Standard về việc khi nào cuộc chiến Nga – Ukraine kết thúc, Bộ trưởng quốc phòng Anh Ben Wallace nói: “Tôi không biết. Ý tôi là các siêu cường đã thua trong những cuộc chiến tranh trước đây. Hoa kỳ đã thua tại Việt Nam”.

Này anh hề Zelensky, không biết anh đã đọc những dòng trên đây qua báo chí của phương tây chưa? Nếu đọc rồi thì hãy nhớ cho kỹ, Mỹ chỉ coi các ông như những kẻ tay sai thực hiện các mục đích của Mỹ. Một khi Mỹ không đạt được mục đích, thì giống như người đi săn đối xử với con chó săn khi nó không còn khả năng đi săn nữa. Hãy nhớ câu nói của cựu Phó Tổng thống VNCH của miền Nam Việt Nam trước đây, “làm kẻ thù của Mỹ không nguy hiểm bằng làm đồng minh với Mỹ!”./.

Hình trong bài: Kiếp tay sai, khi lên voi khi xuống chó.
Ngày 05/04/2024
Ngã Thị Dã

Add a Comment

Your email address will not be published.