CÂU CHUYỆN HÔM NAY

Asiad 18

CÂU CHUYỆN HÔM NAY

CÂU CHUYỆN THỨ 6

NGÀY 23 THÁNG MƯỜI

Trên thế giới, từ thuở xa xưa đến nay, có mấy ngày 23/10 đánh dấu những sự kiện trọng đại. Trong các sự kiện đó, có sự kiến đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp của một dân tộc; nhưng cũng có những sự kiện là một thảm họa của một dân tộc.

Ngày 23/10/1868, hoàng đế nước Nhật tuyên bố khởi đầu một triều đại Minh Trị. Thời Minh Trị, Nhật hoàng khôi phục uy quyền, chấm dứt 265 năm phong kiến dưới triều đại Mạc phủ Tokugawa. Kể từ đây nước Nhật bước vào thời kỳ cải cách để củng cố sĩ khí và giành sự ủng hộ về tài chính cho chính phủ mới. Hoàng đế Mutsuhito, khởi đầu cho thời đại Minh trị, ông băng hà vào năm 1912. Tiếc rằng, nước Nhật sau đó liên kết với trục phát xít Đức, Ý nên bị quân đồng minh đánh bại và Nhật hoàng phải tuyên bố đầu hàng sau khi hứng chịu hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nước Nhật bắt tay vào khôi phục và phát triển đất nước theo đường hướng Minh Trị Duy tân, trở thành cường quốc thứ ba trên thế giới.

Ngày 23/10/1955, Ngô Đình Diệm lúc đó là Thủ tướng của Quốc gia Việt Nam, dưới triều đại quốc trưởng Bảo Đại; Ngô Đình Diệm, được Mỹ ủng hộ đã làm một cuộc đảo chính thông qua cuộc trưng cầu dân ý, với sự gian lận trong bỏ phiều, ông ta đã phế truất quốc trưởng Bảo Đại, trở thành tổng thống của nền Đệ nhất Cộng hòa ở miền nam Việt Nam. Nhưng đến ngày 1/11/1963, lại chính Mỹ đã đứng sau cuộc đảo chính lật đổ triều đại nhà Ngô, đến ngày 3/11 năm đó, cả ba anh em nhà Ngô Đình Diệm đã bị những kẻ đảo chính giết chết một cách dã man. Kết thúc nền “Đệ nhất cộng hòa”.

Ngày 23/10/1989, sau khi Liên xô tan rã, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đông Âu, trong đó có Hungary. Do tác động của cuộc khủng hoảng đông Âu, đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hungary tuyên bố giải tán. Sau đó đảng này đổi tên thành Đảng Xã hội, và hoạt động trong một thể chế đa đảng. So với các nước xã hội chủ nghĩa đông Âu trước đây, thì Hungary là một nước chuyển mình ít xáo trộn nhất. Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, năm 2008 Hungary gặp phải cuộc khủng hoảng tài chính tại Hoa kỳ, đồng tiền Forint mất giá 10%, ba tuần sau ngày 10/10/2008, EU và IMF đã phải thực hiện một gói cứu trợ cho đất nước này tổng cộng 20 tỷ USD, để vực dậy nền kinh tế.

Ngày 23/10/2011, Tổng thống Muammar al-Gaddafi của Libya bị lật đổ và bị giết chết. Đây là một “cuộc cách mạng mùa xuân Ả rập” mà các nước phương tây, đứng đầu là Mỹ khởi xướng và điều hành. Người ta bảo Gaddafi là một tên độc tài, cần phải trừ khử để nước Libya có một nền dân chủ, để người dân Libya được hưởng một nền dân chủ, nhân quyên theo kiểu phương tây. Dưới thời cai trị của “tên độc tài” Gaddafi, nước Libya là một nước giàu có nhất nhì khu vực, người dân được hưởng 27 thành tựu mà bất cứ một nước dân chủ, văn minh nào cũng không có được, thí dụ người dân xài điện nước cho sinh hoạt – không cần trả tiền; người dân đi học, chữa bệnh – không cần trả tiền (nếu phải đi chữa bệnh ở nước ngoài, nhà nước hỗ trợ 2.300 USD); người dân không phải đóng thuế, vì vậy cũng không áp dụng thuế giá trị gia tăng; người dân mua xe hơi – nhà nước hỗ trợ 50%; vân vân và vân vân. Sau khi phương tây đem nền dân chủ đến thì đất nước Libya chìm trong nội chiến và khủng hoảng, người dân Libya phải chạy tị nạn khắp nơi. Đánh giá về tình hình Libya sau khi Gaddafi bị lật đổ, Hafed al-Ghwell, nhà báo của tờ Arab News đã kết luận: “Đó là một sai lầm rất lớn và tôi nghĩ cả người Libya và cả thế giới phải trả giá cho việc này”.

Ngày 23/10/2018, Việt Nam có Chủ tịch nước mới thay thế ông Trần Đại Quang vừa từ trần. Đó là ông Nguyễn Phú Trọng, như ông nói đây không phải là nhất thể hóa, cũng không phải là kiêm nhiệm như nhiều người nói. Thôi thì ông đảm nhiệm hai vai – môt vai bên đảng và một vai bên nhà nước. Tại sao, khi ông nhận chức Chủ tịch nước thì dư luận trong nước và thế giới đều hoan nghênh? Thậm chí có người ở hải ngoại đã từng viết bài chống phá đất nước cũng phải đăng đàn ca ngợi sự kiện này? Tôi nghĩ rằng, ông là người khiêm tốn đúng mực, khi ví mình như “phận mỏng cánh chuồn”, đồng thời là một người rất mực liêm khiết. Nếu không liêm khiết thì không thể mạnh tay diệt trừ những kẻ tham nhũng trong bộ máy công quyền. Một điều rất đơn giản là một khi “tay đã nhúng chàm” thì không thể nói người khác hay xử lý người khác có bàn tay nhúng chàm giống mình được. Vừa qua có trên tám chục ông, bà dở hơi – ông chẳng ra ông, thằng chẳng ra thằng – làm một bản kiến nghị, gởi cho đài VOA yêu cầu ông Trọng phải công khai bản kê khai tài sản cho bàn dân thiên hạ thấy. Những đại biểu quốc hội, người đại diện cho dân đã thấy bản kê khai đó rồi, chẳng đến lượt các ông đâu! Tất cả những người biết ông, đã tiếp xúc với ông, đã hiểu ông đều khẳng định ông ấy là một người giản dị, liêm khiết và quyết đoán. Vậy là đủ chứ gì? Phải chăng đây là vận hội mới của dân tộc?

Câu chuyện hôm nay có vậy thôi./

 

CÂU CHUYỆN THỨ BẢY

NGƯỜI GIÚP VIỆC

Tôi từng là một người giúp việc, không phải là người giúp làm những công việc nhà, như ngày nay người ta gọi “ô-sin”. Tôi từng giúp việc cho những thủ trưởng, phó thủ trưởng cấp bộ, vậy là tôi cũng có một chút địa vị (dù rất nhỏ) trong xã hội, đúng vậy các bạn nhỉ?

Ông thủ trưởng mà tôi giúp việc cho ông ấy, là một người “tột đỉnh liêm khiết”. Đó là một con người công tư phân minh, mọi công việc ông ấy làm cũng như chỉ đạo cho tôi làm nhất mực là minh bạch. Tôi có thể viết cả chục trang giấy về đức liêm khiết của ông ấy. Song đó không phải là nội dung của bài viết này.

Cũng vẫn là chuyện những người giúp việc, nhưng tôi muốn nói đến một vị rất khả kính, đó là vị giáo sư “xa xôi” gì đó. Về tên gọi của công việc thì của tôi và của ông giống nhau, nhưng khác về level (cấp độ), ông ấy thuộc ngạch tít trên cao. Thứ nhất, ổng có học hàm giáo sư, học hàm của tôi là sơ cấp; thứ hai ổng giúp việc cho một vị trong tứ trụ triều đình, trong khi thủ trưởng của tôi chỉ là cấp bộ, thời phong kiến gọi là một vị thương thư.

Dù giúp việc cho cái vị trong tứ trụ triều đình hay giúp việc cho một thượng thư thì công việc cũng na ná như nhau. Nhưng công việc của ông ấy bao quát trong mọi ngành, mọi nghề, mọi nơi mọi chốn trong cả nước, và rộng ra cả đến thế giới nữa. Còn tôi chỉ bao quát trong một ngành, thậm chí ông ấy còn có quyền kêu vị thượng thư của tôi ra mà phê bình nữa ấy chứ, tôi thì đã là cái đinh gì. Vì vậy suốt thời gian ổng giúp việc trong triều đình, tôi chưa một lần được diện kiến ông, chỉ có vị thượng thư của tôi mới có được cái diễm phúc đó.

Làm giúp việc thì phải nghe ngóng, phải ghi chép lại rồi báo cáo, rồi đề xuất. Như cái cỡ tôi thì chỉ phải quan sát trong phạm vi nhỏ hẹp, chứ ông ấy thì bao quát nhiều thứ lắm, kiểu như nên ưu tiên phát triển công nghiệp hay nông nghiệp; làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu; vấn đề xây dựng đảng, làm thế nào làm cho đảng trong sạch vững mạnh; vấn đề bạn, thù, chiến tranh và hòa bình; rồi vấn đề chống đế quốc thực dân… Ôi thôi, chỉ nói thôi cũng đã nhức đầu lắm rồi.

Thế rồi việc gì đến cũng phải đến, cái vị trong tứ trụ triều đình hết nhiệm kỳ, vị khác lên trám chỗ. Tân quan thì tân ê-kíp! Kim cổ, đông tây gì cũng vậy thôi. Ông A lên thì set up một ê-kíp làm việc mới, ê-kip cũ của ông B nếu không sắp xếp được việc gì thì xin mời về nghỉ. Chuyện đó là quá đỗi bình thường, xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa cũng mắm-sốt (même chose trong tiếng Pháp, có nghĩa là như nhau, giống nhau). Và cái chuyện lên rồi xuống, xuống rồi lại lên thì cũng như hết đêm thì đến ngày, hết ngày lại đến đêm, chẳng có gì phải băn khoăn. Nhưng không, tuyệt đối không! Đang ở trên đỉnh cao quyền lực mà phải nghỉ thì bắt đầu suy nghĩ. Nếu những người coi cuộc đời này là vô thường thì cứ vui vẻ mà sống, song gặp người quá sân si thì đây là một cú sốc. Để giải tỏa cú sốc này, trước tiên là tìm những kẻ cùng hội cùng thuyền, lúc đầu thì tâm sự, sau thì xoi mói cái đám người được triều đình mới bổ nhiệm sắp xếp, kể cả những việc mà tân triều đình thực thi nữa; sau đó thì tỏ vẻ ta đây năng lực vẫn còn, hiểu biết thâm sâu và làm ra vẻ ta vẫn còn là một nhân vật quan  trọng, rồi lại muốn chõ mõm vào chuyện quốc gia đại sự. Khi tiếng nói của các ông nhỏ yếu dần, như những tiếng kêu sau cùng của con tắc kè thì ông bắt đầu bất mãn. Bắt đầu chửi bới. Chửi tuốt tuồn tuột giống anh Chí. Chửi từ cái nơi cho ông ra nước ngoài ăn học để ông trở thành giáo sư, tiến sĩ; chửi đến những đường lối, chính sách mà trước đây ông cũng đã góp phần xây dựng nên; chửi đến những nơi đã trả lương và chu cấp cho ông (ông từng được hưởng tiêu chuẩn hơn hẳn những gì mà người ta chu cấp cho tôi ông ạ).

Ông vẫn giữ cái thẻ đảng viên đó chứ? Giữ làm gì, hay ông nghĩ sẽ có ngày ông trở lại, nhờ cái thẻ đó người ta sẽ lại cho ông một công việc làm cha thiên hạ? Không có đâu ông ơi! Trả thẻ rồi xin ra khỏi đảng đi! Kẻo đến một lúc nào đó nhận được cái quyết định khai trừ như mấy bác vừa qua thì ê chề lắm đó. Mới hôm qua đây tôi nghe nói, sau hai năm dưới sự cai quản của tân triều có tất cả 56 vị cùng cấp hoặc cao hơn ông đã bị “nhận án” kỷ luật rồi.

Hãy cứ là một người công dân bình thường như tôi, ăn ngon ngủ yên. Già rồi, không giữ mồm giữ miệng, lỡ ra bọn trẻ nó cho ông vào một nơi ở riêng để nó “tái” dạy dỗ ông thì nhục lắm ông ạ./.

(Tái bút: Chuyện hư cấu, đừng ai hỏi tôi ông giáo sư ấy là ai nhé.)

 

CÂU CHUYỆN THỨ TÁM

CHẠY TRỐN KHỎI ĐẢNG

Sau khi cái ban gì ấy nhỉ? À, phải rồi, Ban Kiểm tra trung ương quyết định kỷ luật cái ông gì ấy nhỉ? À, phải rồi, ông cựu thứ trưởng, cựu giáo sư và còn mấy cái “hàm cựu” gì đó nữa, bị kỷ luật, hàng loạt các ông các bà, đã có một thời gian dài ca ngợi hết lời sự nghiệp của đảng, thì nay chuyển sang hết lời công kích đảng. Thế gọi là “trở cờ”.

Cái đảng cộng sản này việc quái gì mà phải dùng chữ với mấy lão “trở cờ” này, việc quái gì phải gọi là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cho nó văn vẻ, cứ gọi thẳng thừng là những “kẻ phản bội” cho nó dễ xử. Nếu đang ở chiến trường, thì việc xử những kẻ phản bội, đơn giản chỉ bằng một phát súng, “đòm” một cái là xong. Nhưng vì, đây là những kẻ phản bội về mặt tư tưởng, lại trong điều kiện hòa bình, thì nên “cáo thị” cho bàn dân thiên hạ rõ tội trạng của những kẻ này, rồi cắt hết bổng lộc mà họ chưa ăn hết. Bởi vì các thứ bổng lộc của nhà nước này cấp cho họ đâu thể sánh với những thứ mà những kẻ giật dây họ hứa hẹn. Đó là động cơ thúc đẩy chúng đi vào con đường phản bội.

Bọn này trở cờ đã lâu rồi, từ ngày chúng không còn chức cao vọng trọng cơ. Chính vì không còn chức cao vọng trọng nên mới phải đi bán víu vào những tên ma cô trong và ngoài nước, ngụp lặn trong đống nhơ bẩn để kiếm cái ăn.

Hiện nay, theo chỗ tôi biết, thì cả nước có khoảng bốn triệu đảng viên. Chẳng biết trong đó có bao nhiêu người còn giữ được đạo đức và tính chất của một đảng viên? Một triệu hay dăm ba trăm ngàn? Lại phải nói câu “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”; ngày đảng cộng sản mới thành lập, cả nước chỉ có khoảng năm ngàn đảng viên, thế mà làm nên những sự nghiệp lẫy lừng. Vì sao lại hay vậy? Vì năm ngàn đảng viên đó là năm ngàn tấm gương sáng, là năm ngàn thỏi nam châm cực mạnh thu hút nhân dân, nhân tài tập hợp xung quanh đảng. Đó mới là sức mạnh dời núi lấp biển.

Sau khi ông giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật, thì các tay cơ hội mới lộ rõ bộ mặt phản bội, thế là run sợ. Sắp đến lượt mình chăng? Chắc chắn rồi! Thế là lần lượt người này xin ra khỏi đảng, kẻ kia xin ra khỏi đảng, chẳng qua là chạy vội trước khi bị đánh, để rồi có thể nói với con cháu của họ rằng, “ta từ bỏ chúng nó, chứ đâu có bị chúng nó tống cổ ra!”. Hay, mấy lão này nghĩ ra một kế thế mà hay.

Nhưng chúng tôi, những người ngoài đảng thì lại thấy rất mừng. Chúng tôi cứ thắc mắc mãi, rằng tại sao những kẻ như vậy mà vẫn đứng trong hàng ngũ của đảng? Nay thì tốt rồi, các ông các bà biến đi cho nhanh để rồi đây chỉ còn lại những đảng viên thật sự có đầy đủ tư cách một đảng viên.

Các ông, các bà xin rút chân ra khỏi đội ngũ đảng viên, thực lòng bọn quan thầy của các ông các bà không muốn đâu, vì đây thực sự là một thất bại của chúng. Bởi vì, chúng vẫn muốn các vị còn đứng trong hàng ngũ của đảng rồi phá từ trong phá ra. Từ nay, đảng sẽ không giám sát các ông các bà nữa mà việc giám sát này sẽ giành cho các cơ quan an ninh. Đừng trách nhé, các ông các bà!

Đám chống đối trong và ngoài nước đang ngậm bồ hòn làm ngọt. Chúng rêu rao là nhiều đảng viên ra khỏi đảng sẽ làm cho đảng yếu đi. Ngược lại thì có, hỡi những kẻ bị mộng tưởng! Khi con người ta ngấm chất độc vào trong cơ thể, phát sinh tiêu chảy, thì chính việc thải các chất độc ra qua đường hậu môn, đương nhiên làm cho cơ thể khỏe mạnh lên, chứ cứ để nó nằm trong người thì cơ thể làm sao mà trở nên cường tráng?

Đó, cứ thải hết chúng ra bằng đường hậu môn cho thân thể của ta khỏe mạnh lên. Còn chất độc ta còn thải tiếp!

 

CÂU CHUYỆN THỨ CHÍN

CHỬI VÀ PHẢN BIỆN

Chửi hay chửi nhau cũng là thể hiện của những người có trình độ văn hóa thấp. Tôi chẳng dám coi thường các bà bán tôm, bán cá ngoài chợ, vì hàng ngày gia đình tôi vẫn phải mua thực phẩm từ các bà. Chẳng qua, vị sự cạnh tranh trong một môi trường không có luật lệ, một môi trường mà ta gọi nôm na là môi trường “chợ búa” thì chửi rủa là một biện pháp để tồn tại trong môi trường ấy. Nhưng tuyệt đối không phải là biện pháp của những người có văn hóa cao. Để khắc phục môi trường “chợ búa” đó, người ta mới cho ra đời các siêu thị, cũng là một cái chợ (thị) nhưng văn minh hơn, có văn hóa hơn.

Cái ông luật sư ở phố Bolsa, tên là Hoàng Duy Hùng gọi những người thích chửi, bịa chuyện ra để chửi, người ta làm được nhưng không vừa ý mình cũng chửi; người ta không làm theo ý chủ quan của mình cũng chửi, đó là những kẻ HẠ ĐẲNG. Ông luật sư này hơi mạnh miệng, tôi thì chưa dám dùng đến từ đó. Nếu là tôi thì tôi nói theo kiểu Việt Nam là những người “có não ngắn”.

Cao hơn chửi một chút gọi là bình luận, bình luận mà lạc đề hay chỉ là để xả sự bực tức cá nhân thì dân ta có từ rất hay là “bình loạn”. Người tham gia bình luận một sự kiện nào đó, thì cũng là lồng ghép nhận thức của riêng mình, cách nhìn cuộc sống của riêng mình, chưa kể có người thừa biết việc đó là tốt, là đúng đạo lý, song do sẵn cái lòng thù hận thì tất cả vẫn chỉ là vô đạo. “Ưa thì củ ấu cũng tròn, không ưa thì trái bồ hòn cũng méo”! Đời mà, ai cấm được miệng lưỡi của những người đó, “lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.

Song khổ nỗi, cái tác dụng của việc chửi rủa chẳng được lâu dài. Những người tử tế, lúc đầu thấy hai người chửi nhau thì còn đứng lại coi, tỏ ra quan tâm một chút, nhưng ngày nào cũng thấy người đó chửi giữa bàn dân thiên hạ, thì những người tử tế, tắc lưỡi một cái, buông một câu: “Ôi dào, lại cái mụ đó, lại cái thằng cha đó!”, rồi phẩy tay một cái và bỏ đi cho khỏi bẩn lỗ tai, bẩn cả mắt. Cũng giống như trên mạng xã hội, tôi thấy nhiều người chửi một cách rất vô lối. Cả một sự kiện lớn, chỉ ngắt ra một mẩu để lấy cớ mà chửi. Đôi khi, đó là mẩu đuôi của một con mèo vô hại thì biến nó thành đuôi một con hổ hung dữ. Thế là lại chửi.

Bất cứ người cầm quyền nào cũng cần có phản biện xã hội. Phản biện xã hội hoàn toàn không phải là chửi rủa, không phải là bình luận của những người “não ngắn”, mà đó là của những người có trí tuệ. Trước một sự kiện, người phản biện là người đứng lên chỗ cao, ra xa một chút để nhìn cho nó “toàn cảnh” hơn. Họ sẽ nói một cách khách quan rằng, chỗ này tốt, chỗ này xấu, chỗ này chưa ổn và đưa ra các giải pháp làm cho chỗ tốt sẽ tốt hơn, chỗ xấu sẽ bị loại bỏ và chỗ chưa được sẽ trở nên được hơn. Thế mới là người quân tử, thế mới là người có tri thức.

Sách luận ngữ của Khổng Tử có câu: “biết thì nói rằng biết, không biết thì nói rằng không biết, thế mới là biết” (Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị chi dã). Tục ngữ Việt Nam ta cũng có câu: “biết thì thưa thớt, không biết tựa cột mà nghe”. Lời khuyên nhủ đó vẫn rất có ích cho những người thích đàm luận những sự kiện, những điều mà mình không biết tường tận. Ấy thế mà, vẫn có khối người vừa mới đọc tiêu đề một bài viết, chẳng chịu tìm hiểu bản chất, sự thực của nó là gì, đã vội vàng bấm nút “share”, nếu là người thiếu thận trọng mà đọc phải cái bài được “share” này sẽ bị nhiễm cái vô lối, trở thành một tai họa cho xã hội.

Tỷ như trên báo Thanh niên ngày 27/10 giật một cái “tít”, rằng “Hà Nội phê duyệt tuyến đường 7.200 tỷ đồng/2,3 km”, chẳng biết giá trị của mỗi hạng mục phải chi để có con số tổng đó là bao nhiêu, thế là tung lên dư luận rằng, đó là con đường đắt nhất hành tinh. Đọc hết bài mới biết, con đường trong khu dân cư nên tiền đền bù giải phóng mặt bằng nhiều gấp 10 lần giá trị bản thân con đường.Thế là các bàn phím chẳng chịu đọc hết bài đã đua nhau gõ, đua nhau cào rồi “share” lên tường của nhà người khác. Báo chi mà giật những cái “tít” như vậy chỉ cốt để câu “view” câu “like”, song tác hại thật khôn lường. Đó là “báo hại”, “báo cô”. Người có hiểu biết cần phải thận trọng.

Cũng trên mạng, có người ca tụng, đôn lên thành anh hùng cái cô tên Dương nào đó rút dép định ném về phía diễn giả trong một cuộc họp ở Thủ Thiêm. Thế là mọi người lại ầm ầm “share”, chẳng biết thực chất của sự kiện ấy ra sao. Lúc rút dép ra thì hùng hổ lắm, nhưng khi an ninh mời lên thì lại nhũn như con chi chi. Lại nói lời “tôi trót dại, tôi xin lỗi”. Thế mà có kẻ lại tôn cô ta lên bậc “anh hùng”, còn tính xin chiếc dép đó về đưa lên chỗ trang trọng trong nhà để chiêm ngưỡng (chỉ có bàn thờ gia tiên là chỗ trang trọng nhất thôi)!

Nói dài dòng quá rồi. Có xã hội nào không có chuyện để nói không nhỉ? Chắc chẳng có nơi nào trên thế giới này lại không có chuyện. Việt Nam ta cũng vậy thôi. Khối chuyện nhưng được cái bình an, tất cả cũng mới chỉ giở võ mồm, chụp cái rọ vào mõm, thế là im. Chỉ mong có bao nhiêu đó thôi./.

 

CÂU CHUYỆN THỨ MƯỜI

MỘT CUỘC LỘT XÁC

Thấy gì qua một số ông đã từng giữ chức vụ quan trọng trong đảng và trong nhà nước, và cũng có mấy kẻ vô danh tiểu tốt xin ra khỏi đảng Cộng sản?

Đám truyền thông phương tây hướng dẫn dư luận cùng với đám chống đối trong nước được dịp lu loa lên rằng “ngày càng có nhiều người từ bỏ đảng Cộng sản”, làm như đảng này bị nguy ngập đến nơi rồi, sụp đổ đến nơi rồi!

Đừng tưởng bọn phương tây không nắm được bản chất của sự việc đâu. Phải công nhận chúng nhanh, nhạy, có trình độ điều khiển dư luận để làm sao cho mọi người tưởng chúng nói thiệt; làm cho đảng Cộng sản yếu đi, tức là làm cho đất nước này suy yếu đi, mở đường cho con đường trở lại phụ thuộc vào một nước lớn nào đó. Mất luôn độc lập và chủ quyền quốc gia! Có tiếc chăng là tiếc cho một số người có cái đầu mà không chịu suy nghĩ, chịu phân tích đúng sai, bơi theo dòng dư luận do đám truyền thông phương tây đẩy vào. Cứ ngụp lặn trong đó, thì làm sao biết đường quay đầu vào bờ!

Quan điểm của tôi thì khác.

Một là, trong hai năm qua, đảng Cộng sản cũng như nhà nước làm quá mạnh, những kẻ tham nhũng, những kẻ thoái hóa, biến chất, chúng biết trước sau gì cũng đến lượt mình, vì nếu so với một ủy viên Bộ chính trị, với hàng loạt chủ tịch địa phương, Bộ, thứ trưởng một số bộ, rồi tướng, rồi tá thì bọn này chẳng là cái đinh gì mà không lần lượt cho vào lò đốt. Điều đó làm cho chúng giật mình, vội vàng làm đơn xin ra khỏi đảng. Cho nên đám truyền thông phương tây cũng như đám phá rối trong nước đừng có cho đó là thắng lợi của chúng mày, nghe chưa?

Hai là, quy luật đào thải. Ở đây tôi muốn nói với mấy người đang cố đề cao những con cá đang rúc xuống bùn này. Trong tự nhiên, quy luật đào thải luôn luôn xảy ra, không ngừng nghỉ. Con người ta cũng thế thôi, từng giây từng phút trong cơ thể của bạn có bao nhiêu tế bào sinh ra và bao nhiêu tế bào chết đi? Nói rộng ra, một tổ chức hay một xã hội cũng vậy, luôn có những nhân tố mới xuất hiện và những nhân tố không còn phù hợp thì bị đào thải.

Việc chúng nó xử dụng những tên từng đứng trong hàng ngũ đảng, từng là quan chức nhà nước, hiểu rất rõ về cách vận hành của một tổ chức, để quay lại chống phá thiệt là thượng sách. Chỉ tiếc rằng, cái đám “vong nô mới” bán quá rẻ danh dự, bán quá rẻ một quá khứ hào hùng để nhận lấy những đồng tiền từ những kẻ mà có thời các ông từng coi chúng chẳng đáng giá gì.

Chẳng phải bây giờ việc đào thải trong đảng mới diễn ra, xa xưa đã vậy, vừa qua cũng vậy và sắp tới cũng vẫn vậy. Mọi người đừng lấy làm lạ.

Ba là, mấy kẻ đã từng có quyền cao chức trọng (còn mấy tên nhãi nhép thì không đáng để tôi đề cập đến trong bài viết này), không phải bây giờ chúng nó mới “tự diễn biến, tự chuyển hóa” đâu. Từ năm 1991 cơ! Tại sao lại vậy? Các bạn nhớ, khi đó Liên Xô sụp đổ, các nước đông Âu, qua một thời gian dài không tự đổi mới, kinh tế trì trệ, dưới tác động của nhiều thế lực, đã chuyển đổi sang một xã hội đa nguyên đa đảng. Lúc đó, những tên như Bùi Tín, Chu Hảo vân vân, nghĩ rằng Việt Nam cũng không tránh khỏi một cuộc chuyển đổi như vậy. Bùi Tín thì đào tẩu, trong khi chờ thời cơ tới thì phải đánh đổi mấy cái vốn liếng chính trị tích cóp được trước đây để có tiền sống qua ngày. Thời cơ chẳng tới đã phải bỏ xác nơi xứ người. Còn những kẻ được cài cắm trong nước đang chờ một cuộc “cách mạng màu” nào đó sẽ tới.

Một khi Việt Nam mà chuyển sang một nước đa nguyên đa đảng, thì những kẻ cơ hội này sẻ nhảy ra tập hợp thành một lực lượng đối lập, hòng loại bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Chúng đã bị vỡ mộng! Gần ba chục năm qua, kể từ khi Liên xô sụp đổ thì nước Việt Nam vẫn là nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vẫn do đảng Cộng sản lãnh đạo. Vậy là chúng trở nên tức tối, chống phá điên cuồng hơn, mong có tiền tiếp tục sống để chờ thời.

Bản chất của chúng là vậy, đừng ai có suy nghĩ mơ hồ về tính cách mạng của chúng. Bản chất chúng chỉ là một lũ cơ hội. Một lũ phản bội mạt rệp!

Bốn là, đảng Cộng sàn và nhà nước đang thực hiện một cuộc lột xác, một cuộc chuyển đổi nhưng không xa rời mục tiêu ban đầu. Cách đây hai năm trước, khi mà trong hàng ngũ công chức, trong hàng ngũ của đảng Cộng sản vẫn còn đầy rẫy những kẻ “không xứng đáng”, thì ông Nguyễn Phú Trọng đã không thể mạnh tay diệt trừ những kẻ “nội xâm”, trong dư luận đã có người gọi ông là “Trọng lú”. Nhưng chỉ từ cuối năm 2016 đến nay (2018), ông Trọng và các cộng sự đã chủ động đốt lò, khi lò bắt đầu nóng, ông ném vào đó cả ủy viên Bộ chính trị; cả bộ trưởng thứ trưởng; cả bí thư, chủ tịch tỉnh, thành phố; cả tướng lẫn tá, thì mọi người mới thấy, thì ra cuộc đấu tranh để làm trong sạch đảng , trong sạch bộ máy công quyền đã bắt đầu và không kém phần quyết liệt.

Cuộc lột xác nào cũng có sự đau đớn! Chỉ trong hai năm, 56 vị do Trung ương quản lý đã bị xử lý, kẻ đi tù, kẻ mất chức và trên bốn ngàn đảng viên (trong bốn triệu đảng viên) đã bị khai trừ, và cuộc chiến chưa kết thúc… Đau đớn lắm chứ! Nhưng mỗi lần lột xác là một lần trưởng thành.

Những kẻ chống đối bảo đây là một cuộc thanh trừng nội bộ! Hãy hỏi những người tử tế coi, những kẻ đã và đang bị xử lý có oan sai? Đừng có ngu mà đi nghe những lời xuyên tạc. Mỗi người có cái đầu, hãy dùng nó mà suy nghĩ cho chín./.

Add a Comment

Your email address will not be published.