PHẦN 2 – CÂY LAN VÀ HOA CỦA NÓ
HOA LAN
Việc thích ứng với sự biến đổi khí hậu mạnh mẽ đã cho chúng ta thấy sự biến hóa rất lớn về hình thái thực vật trong số 25.000 thành viên trong họ hàng nhà lan. Việc không hiểu rõ có thể dẫn đến chuyện nhận dạng một số loài lan khi chúng chưa ra hoa. Dù sao, hoa của tất cả các loài lan gần như có cấu trúc như nhau, với những đặc trưng rõ rệt. Trụ hoa và môi hoa (hoặc cánh giữa của hoa) là những đặc điểm của hoa lan.
Trong quá trình tiến hóa, các loài lan là những cây đi tiên phong. Theo một lý thuyết được trình bày bởi Robert Brown vào năm 1833, và được sự tán thành của Charles Darwin (1877), các loài lan có lẽ từ thưở sơ khai đã có nguồn gốc từ những cây có hoa giống hoa lily. Hoa lily có 15 chi tiết được sắp xếp trong 5 vòng. Bắt đầu từ lớp ngoài cùng, có 3 lá đài, và vòng trong có 3 cánh hoa xen kẽ với các lá đài. Các lá đài và các cánh hoa có hình dạng, màu sắc tương tự nhau và chúng bao bọc lấy những phần giúp cho việc tái tạo bao gồm 6 nhụy hoa được sắp xếp thành hai vòng chung quanh 3 đầu nhụy. Các đầu nhụy gắn với 3 buồng bầu nhụy.
Trong hoa của lan có 3 lá đài thường thì khác với các cánh hoa về hình dạng nhưng không khác về màu sắc. Cũng có 3 cánh hoa song có một cánh lớn biến dạng thành cái môi, một cấu trúc rất phức tạp, nó khác với hai cánh hoa còn lại. Cái môi của hoa thường được tô điểm thêm các móc, sừng, lông, các đường gân và các u lồi, và những điểm nhấn có màu sắc khác. Thông thường, môi là phần lớn nhất của hoa song trong một số loài môi lại nhỏ. Nhụy hoa, vòi nhụy và đầu nhụy thường liên kết với nhau làm một, tạo nên cấu trúc được biến đến là trụ hoa. Đến 99% các loài lan, chỉ có nắp nhụy hoa ở trên cùng là tồn tại và phấn hoa phần lớn kết lại với trụ hoa được biết như là khối phấn: các loài lan này thuộc về phụ tộc Momandrae (có nghĩa là ‘một nắp bao phấn’). Có chừng 1% loài lan có hai nhụy hoa cùng một chức năng, đó là sự biến đổi từ loài có gốc hai nhụy hoa được định vị ở một bên nào đó của môi, vị trí đó phụ thuộc vào vành trong . Những loài lan này được biết là Pleonandrae (nghĩa là ‘có nhiều nhụy hoa’). Lan hài (Paphiopedilum) thuộc về tộc phụ này. Ba nắp nhụy hoa còn lại được thấy trong hoa ‘lily’ nguyên thủy, không khi nào thấy xuất hiện trong các loài lan, nó đã biến mất trong quá trình biến đổi; đôi khi chúng tái xuất hiện ở những loài hoa kỳ dị nào đó.
Hình trong bài: Dendrobium sanderae var luzonicum
(Còn tiếp)