Mô tả và cách trồng lan Quekettia và lan Rangaeris.

Rangaeris muscicola

Mô tả và cách trồng lan Quekettia và lan Rangaeris.

Lan Quekettia.

Xuất xứ tên gọi: Đặt theo tên của Edwin J. Quekett (1808-1847), người thuyết trình về cây trồng ở bệnh viện London.

Tông: Maxillarieae.

Tông phụ: Oncidiinae.

Phân bố: Có 4 loài ở Nam Mỹ. Điển hình cho giống này là loài Quekettia microscopia. Cùng với loài Quekeetia chrysantha Barbosa Rodringues.

Lan biểu sinh nhỏ, với bộ rễ dài, cứng. Giả hành rất nhỏ, hai bên dẹt, bao bọc bởi lớp vỏ lụa dè lên nhau, đôi khi trông giống lá. Trên đỉnh có 1 lá, lá gần như nhọn. Vòi hoa mọc từ nách lá, có hoặc không phân nhánh. Hoa nhỏ xíu, lá đài bên không liên kết, còn lá đài hai bên liên kết với nhau ở phần chân. Cánh hoa trông giống lá đài hoặc rộng hơn. Môi liền, liên kết với chân trụ hoa. Trụ hoa không có chân, trên đỉnh có cánh. Khối phấn 2.

CÁCH TRỒNG

Loài lan nhỏ này trồng ghép, điều kiện nhiệt độ trung bình đến ấm, ánh sáng mạnh, thông gió tốt, độ ẩm cao quanh năm

Quekettia microscopica.

 

Lan Rangaeris.

Xuất xứ tên gọi: Một giống có quan hện với Aerangis.

Tông: Vandeae.

Tông phụ: Aerangidinae.

Phân bố: Có 6 loài ở châu Phi. Điển hình cho giống này là các loài Rangaeris amanuensis, Rangaeris muscicola, Rangaeris rhipsalisocia.

Lan biểu sinh đơn thân, có trường hợp là thạch lan, với thân dài hoặc ngắn, tùy loài. Lá thẳng, hình đai, thuôn hoặc hai bên phẳng. Vòi hoa phát xuất từ nách lá, không phân hánh, có vài hoa đến nhiều hoa. Hoa thường là màu trắng, có hương thơm, sau đó chuyển sang màu trái mơ chín. Môi liền hoặc có ba thùy, ở chân có cựa, cựa dài và thuôn.

Rangaeris là một giống khác hẳn, thật ngạc nhiên nếu sau này, khi phân tích ADN, có một số loài của nó được chuyển sang giống khác

CÁCH TRỒNG

Tất cả các loài đều yêu cầu nhiệt độ từ trung bình đến ấm, độ ẩm cao và bóng râm vừa phải. Khi cây lan vào kỳ nghỉ thì giảm lượng nước tưới. Những loài nhỏ hơn thì trồng ghép là tốt, còn các loài khác thì có thể trồng chậu hoặc giỏ, với chất trồng thô và thoát nước tốt.

Rangaeris amaniensis.

Rangaeris muscicola.

Add a Comment

Your email address will not be published.