Kinh tế VNCH và viện trợ Mỹ

IMG_20190813_155526_924
CÂU CHUYỆN HÔM NAY
LƯỢM LẶT THỨ HAI
 
Kinh tế VNCH và viện trợ Mỹ thời kỳ 1954 – 1975
Mỗi khi nói đến kinh tế của miền nam Việt Nam, chúng ta thường mắc một định kiến, rằng đây là một nền kinh tế chỉ có ‘tiêu cực’ chứ không có yếu tố ‘tích cực’. Trước khi nói về những yếu tố tiêu cực, tôi xin nói một yếu ‘tích cực’
 
Đó là, dưới chế độ VNCH là một nền kinh tế hàng hóa, một nền kinh tế thị trường chưa đầy đủ, lại phải phục vụ cho cuộc chiến là chính, nên không thể phát triển đồng bộ và toàn diện được. Dần dần, nền kinh tế bị phụ thuộc nặng nề vào viện trợ của Mỹ.
 
Công cuộc phát triển của miền Việt Nam diễn biến theo từng giai đoạn chiến tranh – ‘chiến tranh đặc biệt’, ‘chiến tranh cục bộ’, cuối cùng là ‘Việt Nam hóa chiến tranh’.
 
Trước khi đi vào một số vấn đề kinh tế của miền nam Việt Nam (VNCH hay còn gọi là “ngụy quyền Sài gòn”), xin nói qua sự dính líu của Mỹ vào cuộc chiến ở Đông dương trong những năm 1950, trước khi có Hiệp định Geneve 1954 về Đông dương.
 
Theo cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namara, sau Thế chiến II, “Đông dương là một bộ phận cần thiết trong chính sách ngăn chặn của chúng ta (Mỹ), một bức tường thành trong chiến tranh lạnh”. Đến đởi Tổng thống Kennedy nói thêm: “Việt Nam là hòn đá tảng của thế giới tự do ở Đông nam Á. Đó là con đẻ của chúng ta. Chúng ta không thể bỏ nó, không thể phớt lờ những nhu cầu của nó”.
 
Do cách đặt vấn đề như vậy, nên Mỹ đã dính líu vào Việt Nam ngay trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Năm 1950, Mỹ đã gánh 19,5% chi phí cuộc chiến cho Pháp, đến năm 1954, con số đó đã là 73,9%.
 
Vì có ý đồ thay thế Pháp ở Đông dương nên Mỹ đã từ chối ký vào bản Hiệp định Geneve năm 1954.
 
Sau Hiệp định Geneve, nước ta tạm thời chia làm hai miền. VNCH ở miền nam, đã ban hành “Kế hoạch ngũ niên lần I (1957-1961)”, tiếp đến “Kế hoạch ngũ niên lần II (1962-1966)”, song cả hai lần kế hoạch 5 năm đều được thực hiện đầy đủ theo mục tiêu đề ra. Ngày 17/11/1971, VNCH đưa ra trước Quốc hội “Bản kế hoạch tứ niên quốc gia”, cùng với bản “Kế hoạch kinh tế thời hậu chiến của VNCH” do giáo sư kinh tế Vũ Quốc Thúc soạn thảo đều bị phá sản.
 
Trong giai đoạn Mỹ tiến hành ‘chiến tranh đặc biệt’, kinh tế ở miền nam có một số thành tựu như thiết lập được mấy khu công nghiệp nhưng phải nằm trong thành phố như khu CN Biên hòa. Viện trợ kinh tế của Mỹ dùng để nhập hàng hóa từ Mỹ, nên hàng tiêu dùng khá phong phú.
 
Mặc dù viện trợ kinh tế của Mỹ bình quân đạt 200 triệu USD/năm, song kinh tế miền nam Việt Nam ngày càng sa sút:
 
Xuất khẩu năm 1960 đạt 84,5 triệu USD, đến năm 1964 giảm còn 48,4 triệu USD, đến năm 1965 chỉ còn 35,5 triệu USD, từ đó về sau, nền kinh tế này sống dựa viện trợ từ Hoa kỳ. Dù cho lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long lớn, năm 1960 xuất được 350.000 tấn, năm 1964 chỉ còn xuất được 48.000 tấn, đến năm 1965 không những không xuất mà còn phải nhập 129.000 tấn.
 
Như trên đã nói, thời kỳ ‘chiến tranh đặc biệt’, quân đội Mỹ không trực tiếp tham chiến, người Mỹ chỉ giữ vai trò cố vấn. Vào thời gian Ngô Đình Diệm chấp chính, có 54 cố vấn cao cấp Mỹ, đến năm 1963 con số này đã là 16.000. Bất cứ quận nào cũng có cố vấn Mỹ, thời đó người ta nói “nhà nước bên trong nhà nước”, thậm chí là “nhà nước bên trên nhà nước”.
 
Sau khi chiến lược ‘chiến tranh đặc biệt’ bị phá sản, Mỹ chuyển sang chiến lược ‘chiến tranh cục bộ’, Mỹ và các nước đồng minh đổ vào VN khoảng nửa triệu quân. Lính Mỹ và đồng minh được Mỹ trả lương và cần đổi ra tiền SG để chi tiêu do đó VNCH phải in thêm nhiều tiền để đáp ứng: tháng 9/1965 phát hành thêm 41,3 tỷ đồng tiền SG (tạm gọi là $VN), tăng 300% so với năm 1961; năm 1965 phát hành 20,2 tỷ $VN, tăng 400% so với năm 1964. Lính Mỹ và đồng minh còn có nhu cầu chuyển tiền về nước nên nhiều ngân hàng nước ngoài được thành lập.
 
Chiến tranh ngày càng ác liệt, trong vòng 3 năm, ngân sách quốc gia thâm hụt đến 195 tỷ $VN, chi cho quốc phòng chiếm 61-66% sản phẩm quốc nội (tài liệu của GS Nguyễn Văn Hảo về kinh tế miền nam VN 1955-1970).
 
Sau năm 1968, Mỹ chuyển sang ‘Việt Nam hóa chiến tranh’, đặc biệt từ năm 2973, theo một điều khoản của Hiệp định Paris, Mỹ rút quân và cắt giảm viện trợ, tạo ra một lỗ hổng trong nền kinh tế VNCH không có cách nào bù đắp nổi. VNCH bắt đầu thực hiện thuế ‘giá trị gia tăng’ (VAT), song vẫn không kiềm chế được tốc độ tăng giá. So với năm 1972, giá cả các mặt hàng nhập khẩu năm 1973 tăng 63%, riêng dầu hỏa tăng 80%. Giá trị đồng $VN với đồng USD đã giảm 9 lần.
 
Đầu năm 1975, đứng trước khả năng Quốc hội Hoa kỳ cắt giảm viện trợ, VNCH đã cử Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Tổng trưởng Kế hoạch trong nội các của Thiệu sang vận đồng hành lang để Quốc hội Mỹ chấp thuận khoản viện trợ 722 triệu USD. Do không được chấp thuận, ngài Tiến sĩ xin rút còn 300 triệu. Rút cục, Tiến sĩ Hưng “tay trắng” phải cay đắng quay về nơi ở để cho ra đời hai cuốn sách: “Khi đồng minh nhảy vào”, quyển thứ hai: “Khi đồng minh tháo chạy”.
 
Thế là VNCH sụp đổ!
 
(Trích ra từ cuốn “Kinh tế VNCH…” của Thạc sĩ Phạm Thị Hồng Hà)
Ngày 14/8/2019
Ph. T. Kh.
Hình trong bài:(1) Bìa cuốn sách của TS Hồng Hà; (2) Trao trả tù binh Mỹ.

Add a Comment

Your email address will not be published.