Cách chọn chậu và làm giá thể trồng lan.
Mục tiêu: Chọn chậu và làm giá thể trồng lan phù hợp với từng loại.
Xem thêm:
- Phần 1 – Sản xuất hoa lan – Giới thiệu và tình hình chung.
- Phần 2 – Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học.
- Phần 3 – Yêu cầu điều kiện sinh thái của lan và tiêu chuẩn định giá.
- Phần 4 – Nhà kính trồng lan, nhà che – Giới thiệu.
- Phần 5 – Làm giàn treo cho lan, móc treo, sạp kệ.
- Phần 6 – Lắp đặt hệ thống tiêu, tưới nước cho hoa lan.
– Trình bày được các tiêu chuẩn các loại chậu trồng lan.
– Chọn được đúng các loại chậu trồng lan phù hợp từng giống và điều kiện sản xuất.
– Xác định được các loại chất trồng (giá thể trồng lan) phù hợp với từng giống lan khác nhau.
– Có ý thức trong việc tiết kiệm vật tư, cẩn thận, tỷ mỷ, có trách nhiệm với công việc và thực hiện an toàn lao động, bảo vệ môi trường.
A. Nội dung:
1. Chọn các loại chậu trồng lan.
– Tất cả những người thích trồng lan trong chậu đều phải lựa chọn chậu cho phù hợp với từng loại cây mình định trồng. Thông thưòng cây lan Kiếm còn gọi là Địa Lan (Cymbidium) hay trồng vào các chậu gốm, sứ có lỗ thoát nước ở đáy. Các cây lan Cattleya, Vũ Nữ (Oncidium). . . Thường nên trồng vào các chậu có nhiều lỗ thoát nước. Dù trồng vào chậu nào hay làm giá thể trồng lan gì đi chăng nữa cũng nên theo nhu cầu của cây lan cần đó là: “Thích ẩm nhưng sợ úng, thích khô nhưng sợ cháy”. Khi chọn chậu ta nên tránh các loại chậu nung non quá hoặc già quá cũng đều không tốt
cho việc trồng lan.
Các loại chậu để trồng phong lan.
– Nên chọn chậu phù hợp với kích cỡ và hình dáng của cây và không được kìm hãm sự phát triển của rễ lan. Chậu phải là nơi để cho cây phát triển mới, nhưng cần phải hạn chế sự phát triển rộng ra của bộ rễ. Thông thường trồng các loại địa lan (Cymbidium) chúng ta nên dùng các loại chậu cao rộng bởi vì chúng thông thoáng. Có thể dùng chậu nhựa hoặc chậu sứ.
– Khi dùng các chậu gốm sứ mới mua về nên ngâm chúng trong nước vài ngày trước khi trồng cây để ngừa việc đất sét hút ẩm của chất trồng và kìm hãm sự phát triển của cây địa lan. Chậu tráng men cần phải được rửa sạch nhằm loại bỏ các chất bẩn, sáp hoặc chất đóng gói.
Chậu gốm dùng để trồng địa lan Cymbidium.
2. Làm giá thể trồng lan.
– Loại chất trồng được chọn tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, nhân lực, loài lan và quy mô sản xuất.
– Các chất trồng được sử dụng hiện nay gồm than gỗ, gạch, dớn, sơ dừa, rễ lục bình, vỏ thông…
2.1. Than gỗ.
Được dùng với mục đích giữ ẩm. Thân là một chất trồng tốt nhất vì không có mầm mống sâu bệnh, không bị mục và có khả năng giữa nước, vì thế than sẽ hấp thụ dinh dưỡng qua quá trình bón phân và thải ra dần qua sức hút của rễ lan.
Than gỗ dùng làm giá thể trồng lan.
2.2. Gạch.
– Gạch trồng lan tốt phải nung thật già, nhằm mục đích ngăn chặn rêu mọc. Gạch ngói tốt hơn là gạch thẻ vì có độ cong nên chất trồng luôn luôn có độ thoáng thích hợp. Ngoài ra bề mặt rễ bám cũng rộng hơn, nên rễ không phải mọc trồng chất nên nhau, cây sẽ phát triển tốt hơn nhưng nhược điểm của gạch là nặng nên không thích hợp cho việc trồng lan bằng dây treo.
2.3. Dớn.
– Đây là dạng sợi của thân và rễ cây dương sỉ, là một loại cây mọc nhiều ở các vùng thung lũng đồi núi Đà Lạt. Sở dĩ dớn được chọn làm giá thể trồng lan vì không bao giờ đóng rêu nhưng hút ẩm tốt. Tuy nhiên, nếu chất trồng toàn bằng dớn thì không có độ thông thoáng.
Dớn vụn làm giá thể trồng lan.
Dớn sợi làm giá thể trồng lan.
Lan được trồng trên dớn.
Có 2 loại dớn:
– Dớn sợi: Là loại dớn già, hóa mộc.
– Dớn vụn: Là phần còn lại của cây dớn sau khi đã lấy loại dớn sợi. Loại dớn vụn là các phần non của thân cây dớn – loại này sử dụng làm giá thể trồng lan rất tốt ở vùng lạnh vì nó hút ẩm rất cao, thiếu thoáng khí nên nhiệt độ trong chậu cao hơn bên ngoài, do đó dơn tạo được một độ ẩm nhất định thuận lợi cho sự phát triển của rễ.
2.4. Xơ dừa.
– Đây là chất trồng rất cần nếu sản xuất lan đại trà trên qui mô lớn. Xơ dừa có khuyết điểm là dễ mọc rêu, không thoáng, dễ mục, nhưng do số lượng nhiều và rất rẻ nên xơ dừa được trồng thành từng băng trên vạt tre. Nếu dùng xơ dừa trồng chậu phải hạn chế tưới nước. Tốt nhất là tạo điều kiện ẩm độ bên ngoài hơn là trong chậu. Đối với chất trồng này phải phun thuốc ngừa sâu bệnh thường xuyên. Tuy nhiên, xơ dừa lại là môi trường trồng lan rất tốt cho đa số các loài lan thuộc giống Dendrobium.
Xơ dừa dùng làm giá thể trồng lan.
2.5. Rễ cây lục bình.
– Cây lục bình sống lan tràn mạnh mẽ ở khắp ao hồ, sông rạch trong cả nước, nên rất dễ kiếm, thuận lợi trong việc trồng hoa lan. Rễ lục bình có độ hút ẩm cao, có nhiều đạm, giúp cây ra rễ và tăng trưởng rất mạnh trong thời gian đầu, nhưng rễ lục bình rất dễ bị mục nát.
– Tiến hành thu cây lục bình sau đó lấy rễ phơi khô, xử lý nấm mốc, vi sinh vật bằng thuốc Benlat C. Sau 15 ngày là có thể dùng làm giá thể trồng lan.
Rễ cây lục bình để làm giá thể trồng lan.
2.6. Vỏ cây.
– Ở Việt Nam có nhiều loại cây có vỏ để làm giá thể trồng lan rất tốt. Tuy nhiên, nên chọn loại cây nào có vỏ nâu mục. Vì vỏ cây cũng thuộc một trong số những chất mau bị phân hủy.
– Cây phong lan được trồng bằng vỏ cây thời gian đầu phát triển rất tốt. Sau 1 năm vỏ bị phân hủy thành mùn, gây úng nước, thối rễ và cũng là môi trường thích hợp cho sự xuất hiện của một số loại sâu cắn phá rễ. Vì vậy, với chất trồng bằng vỏ cây, cây lan phải được thường xuyên thay chậu.
– Các loại vỏ cây sau thường được dùng để làm chất trồng cho lan như: Vỏ thông, vú sữa, sao, me… Vỏ thông là loại được ưa chuộng nhất vì vỏ thông có chứa chất Resin nên có tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng rêu, ít có mầm mống sâu bệnh.
* Vỏ thông.
– Thứ này thông dụng hơn cả, rẻ tiền, dễ mua, giữ nước và độ ẩm, khá thích hợp cho nhiều thứ lan cho nên nhiều người dùng. Điều bất tiện là thứ này giữ chất muối có sẵn trong nước và trong phân bón, chỉ giữ được chừng 2/3 số Nitrogene trong phân bón và thông thường sẽ bị mục nát trong khoảng 2-3 năm.
– Vỏ thông có 3 hạng:
1. Lớn to khoảng 3/4” trở lên dùng cho các cây lớn, cần tưới nhiều và thoát nước.
2. Vừa từ 1/4 đến 1/2” dùng cho những cây trung bình và rễ nhỏ.
3. Nhỏ từ 1/8 đến 1/4” dùng cho các cây còn nhỏ hoặc những loại cần giữ nuớc lâu hơn.
Gỗ thông dùng để làm giá thể trồng lan.
2.7. Một số công thức pha trộn giá thể trồng lan.
– Đối với các giống lan Cattleya, lan hồ điệp – Phalaenopsis.
+ Vỏ thông 6 phần.
+ Xơ dừa 2 phần.
+ Gạch 2 phần.
– Đối với giống lan Dendrobium.
+ Vỏ thông 6 phần.
+ Xơ dừa (dớn) 2 phần.
+ Gạch 2 phần.
+ Gỗ thông 1 phần.
– Đối với giống lan hài và các giống rễ nhỏ như Miltonia, lan vũ nữ – Oncidium.
+ Vỏ thông nhỏ 6 phần.
+ Than nhỏ 2 phần.
+ Gạch nhỏ 1 phần.
+ Rễ lục bình 1 phần.
– Đối với địa lan – Cymbidium.
+ Vỏ thông nhỏ 5 phần.
+ Vỏ thông vừa 2 phần.
+ Vỏ dừa nhỏ hoặc lớn 2 phần.
+ Đất cát 4 phần.