Cách làm giàn treo cho lan.
Mục tiêu: Giới thiệu và mô tả cách làm giàn treo cho lan phù hợp lại rẻ tiền. Dưới đây là tóm tắt các mục tiêu của bài này khi làm giàn treo cho lan.
Xem thêm:
- Phần 1 – Sản xuất hoa lan – Giới thiệu và tình hình chung.
- Phần 2 – Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học.
- Phần 3 – Yêu cầu điều kiện sinh thái của lan và tiêu chuẩn định giá.
- Phần 4 – Nhà kính trồng lan, nhà che – Giới thiệu.
- Phần 6 – Lắp đặt hệ thống tiêu, tưới nước cho hoa lan.
- Phần 7 – Chọn chậu và làm giá thể trồng lan.
– Trình bày được công dụng của móc treo, giàn treo cho lan.
– Lựa chọn, tính toán được vật liệu dùng làm móc treo, giàn treocho lan cho phù hợp.
– Mô tả được các bước thực hiện công việc làm móc treo, giàn treo cho lan đạt yêu cầu kỹ thuật.
– Làm được móc treo, giàn treo cho lan và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
– Tiết kiệm nguyên liệu và bảo đảm an toàn lao động.
A. Nội dung:
1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu.
1.1. Làm giàn treo cho lan, sạp kệ.
Các nhóm lan có thể trồng chậu như Dendrobium, Cattleya, Phalaenopsis, Oncidium (mục đích là bán cây thành phẩm).
Cơ sở vật chất khung sườn giàn lan. Có 2 trường hợp làm giàn treo cho lan, sạp kệ cho cây lan trồng chậu:
+ Trường hợp làm sạp nổi để đặt chậu:
– Chiều cao của cột: 3 – 3,2 m.
– Cột bằng Xi măng hay sắt hay cây.
– Chiều cao của liếp: 1 m.
– Chiều rộng của liếp: 1,2 – 1,4 m.
– Chiều dài tùy theo kích thước vườn.
– Các liếp cách nhau: 50 – 60 cm.
– Mặt liếp sử dụng lưới B40 hoặc các loại lưới có lỗ to hơn để vừa kích thước chậu.
+ Trường hợp treo chậu bằng móc:
– Chiều cao của cột: 2,8 – 3 m.
– Cột bằng Xi măng hay sắt.
– Giữa chiều cao của cột (khoảng 1,5 m tính từ mặt đất, đặt thêm hệ thống cột ngang để treo chậu).
– Hệ thống cột ngang để treo chậu cũng xếp thành hàng (liếp) cho dễ chăm sóc.
– Để treo các chậu phong lan có thể dùng cây tầm vông thật thẳng làm sào hoặc tốt nhất là dùng các loại ống nước tròn bằng nhựa hoặc sắt. Những cây sào này được gác song song cạnh nhau, khoảng cách giữa hai cây độ 30 – 35 cm là vừa.
1.2. Làm mái che cho lan.
– Hiện nay, mái che giàn lan thường được làm bằng lưới, lưới đen và lưới xanh. Ưu điểm: nhẹ và dùng được lâu. Lưu ý khi lợp lưới nên căng cho thẳng và chằng dây kẽm trên dưới cho chắc để khỏi bị võng xuống.
– Mái giàn lợp bằng tre, bằng lá rất mau mục.
– Đối với nhóm lan Phalaenopsis đòi hỏi giảm bớt lượng ánh sáng còn khoảng 20 – 30% nên cần che lưới dày hơn so với các nhóm lan khác.
Kiểu sạp nổi để lan.
Kiểu treo chậu bằng móc.
– Đối với lan cắt cành: Các nhóm lan cắt cành được trồng phổ biến hiện nay như Dendrobium, Mokara, Vanda, Oncidium. Có thể trồng các nhóm lan này thành băng bằng xơ dừa hoặc luống.
1.3. Làm khung sườn giàn lan.
* Khung sườn giàn lan.
– Cột chống đỡ cho giàn lan thường bằng trụ xi măng hoặc trụ sắt hoặc cây (tuỳ theo điều kiện kinh tế hộ).
– Chiều cao của cột: 3 – 3,5 m.
– Chiều rộng tuỳ theo kích thước vườn.
– Nóc có thể làm theo kiểu nhà một mái hoặc hai mái.
* Thiết kế hệ thống liếp cho giàn lan.
– Chiều rộng mỗi liếp (tuỳ mục đích trồng hàng đôi hay hàng ba): 40 – 60 cm. Xung quanh liếp được dựng các viên gạch thẻ hoặc được xây kiên cố cao khoảng 10 – 15 cm.
– Chiều dài tuỳ theo kích thước vườn.
* Mái che cho lan.
– Mái che giàn lan thường được làm bằng lưới, lưới đen và lưới xanh. Ưu điểm: nhẹ và dùng được lâu.
Trồng lan trên luống.
2. Làm móc treo cho lan.
2.1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu làm móc treo cho lan.
– Để làm được móc treo trồng hoa lan chúng ta cần chuẩn bị các dụng cụ sau:
kìm, kéo cắt sắt, các loại sắt, thép để làm móc treo.
Các loại dụng cụ, nguyên vật liệu cần dùng để làm móc treo cho lan.
2.2. Các bước tiến hành làm móc treo cho lan.
Bước 1: Chúng ta tiến hành chọn các loại dây thép phù hợp với từng kích cỡ của chậu, tốt nhất nên chọn các loại dây thép không bị rỉ. Đo chiều dài 3 đoạn dây thép, đường kính 1 – 2mm, mỗi đoạn dài 50 – 60 cm. Sau đó uốn cong vào thành chậu.
Bước 2: Uốn cong dây thép vào chậu trên 3 điểm.
Buộc dây thép vào 3 điểm trên thành chậu.
Bước 3: Hoàn thiện móc treo.
Móc treo đã được hoàn thiện.
One comment